Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng - Điều cha mẹ nên biết

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
01/06/2021 - 98 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của trẻ sau này – điều mà cha mẹ không thể bỏ qua.

Thời kỳ sau sinh bắt đầu từ lúc cắt rốn đến hết 4 tuần sau đẻ: đây là thời kỳ chuyển tiếp “vàng” của trẻ, từ cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ sang cuộc sống “tự lập”. Trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, có sự thay đổi lớn trong cơ thể bé nhỏ nên mọi thao tác chăm sóc cần được chú trọng để trẻ thích nghi dần với cuộc sống bên ngoài.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của trẻ sau này – điều mà cha mẹ không thể bỏ qua.

Thời kỳ sau sinh bắt đầu từ lúc cắt rốn đến hết 4 tuần sau đẻ: đây là thời kỳ chuyển tiếp “vàng” của trẻ, từ cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ sang cuộc sống “tự lập”. Trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, có sự thay đổi lớn trong cơ thể bé nhỏ nên mọi thao tác chăm sóc cần được chú trọng để trẻ thích nghi dần với cuộc sống bên ngoài.

1. Trẻ sơ sinh đủ tháng

Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai phát triển đủ 9 tháng 10 ngày hoặc 37 – 42 tuần, tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối. 

Sơ sinh đủ tháng, trẻ thường có:

  • Cân nặng > 2500g
  • Chiều dài > 45cm
  • Vòng đầu 32-35cm, lớn hơn vòng ngực 1-2cm
  • Da hồng mềm mại, ít lông tơ
  • Tóc mềm dài >2cm, móng tay chân đầy đủ
  • Trẻ ngay sau sinh khóc to, tay chân cử động tốt, tự bú mẹ được

2. Chăm sóc trẻ ngay sau khi sinh

Ngay sau khi sinh, để bé nằm tư thế đầu hơi thấp

Sau đó bé được cắt rốn, lau khô, hút dịch nhớt họng mũi một cách nhẹ nhàng bởi nhân viên y tế có chuyên môn

Sau sinh, đặt bé lên bụng mẹ ( da kề da ) để bé cảm nhận mẹ, cảm nhận mùi sữa và tập bú sữa non của mẹ càng sớm càng tốt (khoảng 30 phút đến 1 giờ sau đẻ)

Sau đó sưởi ấm tránh để bé nhiễm lạnh 

Chăm sóc trẻ ngay sau khi sinh

3. Chăm sóc sơ sinh những ngày tiếp theo

Theo dõi nhiệt độ của trẻ, thân nhiệt sau sinh của trẻ duy trì từ 36.8 đến 37 độ C

  • Vàng da sinh lý

Trẻ có thể vàng da sinh lý từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, sau đó giảm dần, da hết màu vàng từ ngày thứ 10, nên cha mẹ đừng lo lắng quá dấu hiệu này nhé. Sau 10 ngày da trẻ vẫn vàng thì cha mẹ đưa trẻ đến trung tâm y tế kiểm tra ngay

  • Cách bế bé

Cha mẹ tập bế bé, hãy lên tiếng báo hiệu cho bé, nhìn và trò chuyện âu yếm với bé để bé biết và tập quen với tiếng cha mẹ nhé. Nhẹ nhàng luồn tay xuống đầu vai và mông để bế bé lên một cách nhẹ nhàng, điều này giúp bé cảm thấy an toàn, không giật mình vì thay đổi tư thế.

Mẹ cần chú ý cách bế cho bé bú sao cho thoải mái và giữ bé được an toàn nhất, mẹ có thể ngồi dựa lưng hoặc nằm sát bé. Vệ sinh núm vú sạch sẽ trước khi cho bé bú. Cẩn thận đưa nhẹ núm vú vào miệng bé, đảm bảo rằng bé ngậm núm vú đúng, tránh để tia sữa phun vào mũi bé. Mẹ nên cho bé bú hết sữa từng bên một, để bé bú mẹ theo nhu cầu dù có là ngày hay đêm. Thông thường trẻ bú mẹ sau 2 – 3 tiếng trong ngày, mỗi lần từ 15 – 30 phút.

  • Cách cho bé bú mẹ

Nếu bé ngủ quá nhiều, mẹ cần đánh thức và cho bé bú sao mỗi 3 giờ hoặc theo giờ cữ phù hợp với mẹ và bé nhé.

Sữa mẹ cần được làm ấm trong bình trước khi cho bé bú bằng cách để cả bình vào ca nước ấm sao cho sữa trong bình không quá 40 độ C.

  • Môi trường lý tưởng cho bé

Cần đặt bé trong phòng sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ để bé dễ ngủ. Cần chú ý nhiệt độ phòng đảm bảo để bé được ấm, tránh để bé cảm lạnh hoặc quá nóng, bé đổ mồ hôi và ngứa ngáy khó chịu, không ngủ đủ giấc. Việc ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, trẻ chỉ có thể ngủ ngon khi được bú no, cơ thể sạch sẽ, phòng ngủ yên tĩnh thoáng mát. Nếu có thể, mẹ nên massage cho bé nhẹ nhàng trước khi ngủ.

Cách cho bé bú mẹ

  • Cách thay tã cho bé

Khi chọn tã cho con, mẹ nên chọn loại có kích cỡ phù hợp, có tính năng chống hăm và ngứa. Nếu dùng tã vải, nên chọn loại vải có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt. Nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hoặc ị, vệ sinh vùng hậu môn của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Thoa lại kem chống hăm trước khi mặc tã mới cho.

  • Vệ sinh cơ thể cho bé

Cha mẹ có thể tự tắm cho bé hoặc nhờ tới hộ sinh có chuyên môn. Trước khi tắm nên massage cho bé, để nhiệt độ phòng ấm, chuẩn bị nước ấm và các đồ dùng cần thiết cho bé. Cha mẹ tắm nhẹ nhàng, dùng khăn mềm lau từ trên xuống, tránh để nước dính vào mắt, mũi và miệng bé. Lưu ý, tay cha mẹ không được để móng tay hay đeo đồ trang sức khi tắm cho bé. Tránh làm xước da bé. Cho bé tắm nhanh tránh cảm lạnh

Vệ sinh móng tay móng chân nếu dài cho bé. Đeo bao tay cho bé nếu chưa cắt móng dài được, tránh để bé cào lên mặt gây xước chảy máu

  • Chăm sóc cuống rốn cho trẻ

Ở trẻ sơ sinh, cuống rốn là vết thương hở dễ gây nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu cha mẹ không chú ý chăm sóc sạch sẽ. Cha mẹ chú ý luôn giữ khô vùng cuống rốn, tránh để ẩm ướt, dính phân hay nước tiểu của trẻ lên vùng cuống rốn. Nếu có những hiện tượng sau, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.
  • Rốn chảy máu nhiều và khó cầm.
  • Da quanh rốn sưng, đỏ.
  • Rốn có chồi, rỉ nước kéo dài.
  • Rốn chưa rụng dù bé đã sinh được 3 tuần.
  • Không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ

Làm cha mẹ lần đầu, bạn bối rối không biết bắt đầu từ đâu để chăm sóc bé, hãy tham khảo bài viết này nhé. Trẻ lớn lên từng ngày cũng nhờ sự chăm sóc của cha mẹ. Cứ kiên nhẫn, bình tĩnh, tham khảo cách chăm sóc trẻ một cách khoa học nhé các cha mẹ.

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan