Thuốc mỡ Sovalimus 0.1% (Tuýp 10g) - Điều trị chàm cơ địa mức độ vừa và nặng (Hadiphar)

Thuốc mỡ Sovalimus 0,1% có thành phần hoạt chất tacrolimus 0.1% của Công ty Cổ phần dược Hà Tĩnh sản xuất với công dụng điều trị ngắn ngày và dài ngày không liên tục cho những bệnh nhân bị chàm cơ địa mức độ vừa và nặng.

Cách tra cứu số đăng ký thuốc được cấp phép Pharmart cam kết

Sản phẩm chỉ bán khi có chỉ định đơn thuốc của bác sĩ, mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo

Lựa chọn
Thuốc mỡ Sovalimus 0.1% (Tuýp 10g) - Điều trị chàm cơ địa mức độ vừa và nặng (Hadiphar)
THÔNG SỐ SẢN PHẨM
Quy cách:
Tuýp x 10g
Thương hiệu:
Hadiphar
Dạng bào chế :
Thuốc mỡ
Xuất xứ:
Việt Nam
Mã sản phẩm:
0109050265
Pharmart cam kết
Pharmart cam kết
Freeship cho đơn hàng từ
300K
Pharmart cam kết
Cam kết sản phẩm
chính hãng
Pharmart cam kết
Hỗ trợ đổi hàng trong
30 ngày
Dược sĩ: Lê Thị Hằng Dược sĩ: Lê Thị Hằng Đã kiểm duyệt nội dung

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Chàm là gì và những lưu ý đối với bệnh nhân chàm cơ địa?

Chàm (eczema) là một bệnh viêm da mạn tính, gây khô, đỏ, ngứa và có thể nứt nẻ hoặc rỉ dịch. Bệnh thường liên quan đến yếu tố cơ địa và hệ miễn dịch, dễ tái phát khi tiếp xúc với dị nguyên như bụi, lông động vật, hóa chất hoặc thay đổi thời tiết.

Những lưu ý khi bị chàm cơ địa:

  • Giữ ẩm da: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để giảm khô da và ngăn ngừa tái phát.
  • Tránh kích thích da: Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, nước nóng và các chất gây dị ứng.
  • Điều trị đúng cách: Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý bôi corticosteroid kéo dài.
  • Hạn chế gãi: Gãi có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Chế độ ăn uống: Tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng nếu có cơ địa nhạy cảm.
  • Theo dõi và kiểm soát bệnh: Điều trị sớm khi có dấu hiệu để tránh biến chứng nặng hơn.

Thành phần của Thuốc mỡ Sovalimus 0.1%

Thành phần

  • Tacrolimus 0.1%

Dược động học

  • Hấp thu:

Tacrolimus hấp thu vào cơ thể qua da rất ít. Sau khi bôi thuốc mỡ 0,1%, nồng độ tối đa trong máu đạt 5 - 20 ng/ml. Sinh khả dụng tuyệt đối của Tacrolimus dùng ngoài chưa được xác định.

  • Phân bố:

Chưa có dữ liệu cụ thể về sự phân bố của Tacrolimus dùng ngoài da, nhưng không có bằng chứng cho thấy thuốc tích lũy trong cơ thể khi sử dụng không liên tục trong 1 năm.

  • Chuyển hóa:

Tacrolimus chủ yếu được chuyển hóa qua gan bởi enzym CYP3A4 và CYP3A5 khi hấp thu vào hệ tuần hoàn, tương tự như khi dùng đường toàn thân.

  • Thải trừ:

Tacrolimus và các chất chuyển hóa của nó được đào thải chủ yếu qua mật và phân, với một phần nhỏ qua nước tiểu. Do hấp thu qua da rất ít, nguy cơ tích lũy toàn thân thấp khi dùng ngoài da.

Dược lực học

  • Nhóm thuốc:

Tacrolimus là một chất ức chế miễn dịch nhân macrolid, do chủng Streptomyces tsukubaensis sinh ra.

  • Cơ chế tác dụng:

 Tacrolimus ức chế sự hoạt hóa của tế bào Lympho-T do kết hợp với protein trong tế bào (FKBP-12). Phức hợp tacrolimus-FKBP-12, calci, calmodulin và calcineurin được tạo thành và hoạt tính phosphatase của calcineurin bị ức chế. Tác dụng này đã ngăn cản sự dephosphoryl hóa và sự hoán vị của factơ hạt nhân của các tế bào T, một thành phần trong nhân, khởi đầu cho sự sao chép gen để tạo thành các lympholine (như interleukin-2, gamma interferon).

Liều dùng - cách dùng của Thuốc mỡ Sovalimus 0.1%

Cách dùng

Thuốc mỡ Sovalimus 0,1% dùng bôi ngoài da.

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Bôi một lớp mỏng thuốc Sovalimus vào vùng da bị bệnh 2 lần/ngày và xoa nhẹ nhàng cho thuốc đều.
  • Nên điều trị tiếp thêm 1 tuần nữa sau khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm da đã hết. Không nên băng kín vết thương khi dùng Sovalimus.

Xử trí khi quá liều

Thuốc mỡ Sovalimus không được dùng đường uống. Dùng đường uống với thuốc mỡ Sovalimus có thể dẫn tới các tác dụng không mong muốn đã được xác định với Tacrolimus dùng đường trong. Nếu lỡ dùng đường uống phải tham vấn ngay ý kiến của bác sỹ.

Xứ trí quên liều

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chỉ định của Thuốc mỡ Sovalimus 0.1%

Thuốc Sovalimus 0,1% được dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi trong trường hợp:

  • Điều trị ngắn ngày và dài ngày không liên tục cho những bệnh nhân bị chàm cơ địa mức độ vừa và nặng.

Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng của Thuốc mỡ Sovalimus 0,1%: người lớn, trẻ em bị chàm cơ địa mức độ vừa và nặng.

Phụ nữ có thai và cho con bú

  • Chưa có thông tin

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

  • Chưa có thông tin

Khuyến cáo

Tác dụng phụ

Thường gặp (>1%)

  • Da và mô mềm: Rụng tóc, viêm tế bào, viêm môi, xuất huyết dưới da, nhạy cảm với ánh sáng, mất màu da, đổ mồ hôi.
  • Tim mạch: Đau thắt ngực, phù mạch, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, rối loạn mạch ngoại biên, giãn mạch.
  • Tiêu hóa: Táo bón, viêm dạ dày, tăng bilirubin, tăng/giảm glucose huyết, tăng creatinin, mất vị giác.
  • Hô hấp: Khó thở, chảy máu cam, giảm oxy huyết.
  • Thần kinh: Trầm cảm, hoa mắt, đau nửa đầu, đau cổ, viêm dây thần kinh, chóng mặt.
  • Toàn thân: Đau khớp, đau ngực, phù, ớn lạnh, mất nước.
  • Khác: Phản ứng phản vệ, tăng ALT/AST, tăng/giảm bạch cầu, bệnh về răng, bệnh monilia âm đạo.

Ít gặp (<1%)

  • Da và mô mềm: Bỏng rát da, ngứa, ban đỏ, viêm da tiếp xúc, viêm tróc da.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn da, herpes simplex, eczema.
  • Hô hấp: Hen phế quản, viêm họng.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng.

Hiếm gặp

  • Không có báo cáo về ngộ độc quang và dị ứng ánh sáng.

Tương tác thuốc

  • Với các thuốc ức chế CYP3A4 (erythromycin, itraconazole, ketoconazole, fluconazole, thuốc chẹn kênh calci, cimetidine): Có thể làm tăng nồng độ Sovalimus trong máu, đặc biệt ở bệnh nhân viêm da diện rộng hoặc bệnh đỏ da, do đó cần thận trọng khi kết hợp.
  • Với các thuốc dùng trong khác: Do lượng thuốc hấp thu rất nhỏ, khả năng tương tác toàn thân thấp, nhưng vẫn cần theo dõi khi phối hợp điều trị.
  • Với thuốc dùng ngoài da thông thường: Chưa có nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên cần lưu ý khi dùng đồng thời để tránh nguy cơ kích ứng hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Thận trọng

  • Nhiễm khuẩn da: Cần làm sạch vùng da bị nhiễm khuẩn trước khi điều trị.
  • Bệnh da ác tính: Phải loại trừ nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.
  • Nhiễm virus: Có thể tăng nguy cơ nhiễm varicella zoster (thủy đậu, zona), herpes simplex, hoặc eczema herpeticum.
  • Bệnh nhân ghép tạng: Nguy cơ cao phát triển u lympho, cần theo dõi cẩn thận.
  • Bệnh hạch bạch huyết: Phải xác định rõ nguyên nhân, ngừng thuốc nếu không có nguyên nhân rõ ràng hoặc có nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Tiếp xúc với ánh sáng: Hạn chế hoặc tránh ánh sáng tự nhiên và nhân tạo.
  • Tác dụng tại chỗ: Có thể gây bỏng rát, kích ứng, đau nhức, ngứa, thường giảm sau vài ngày.
  • Bệnh ban đỏ da: Chưa xác định được tính an toàn khi sử dụng thuốc.

Chống chỉ định

Thuốc Sovalimus 0,1% chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với Tacrolimus hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Những bệnh nhân bị hội chứng Netherton do có thể làm tăng hấp thu của Tacrolimus vào cơ thể.
  • Bệnh nhân đang bị viêm da do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ tăng hấp thu tacrolimus qua da.
  • Bệnh nhân đang bị hoặc có nguy cơ bị viêm da ác tính.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.

Nhà sản xuất

Công ty Cổ phần dược Hà Tĩnh
Chi tiết sản phẩm
  • 1. Giới thiệu

  • 2. Thành phần

  • 3. Liều dùng - cách dùng

  • 4. Chỉ định

  • 5. Đối tượng sử dụng

  • 6. Khuyến cáo

  • 7. Chống chỉ định

  • 8. Bảo quản

  • 9. Nhà sản xuất

  • 10. Đánh giá

Đánh giá sản phẩm

Chưa có đánh giá cho sản phẩm này.

Hãy là người đầu tiên đánh giá sản phẩm!


Hỏi đáp

Sản phẩm tương tự