Hỗn dịch Barudon Susp - Giảm đau nhanh trong viêm loét dạ dày, tá tràng

Hỗn dịch Barudon Susp Clesstra được sản xuất tại TAI GUK PHARM có chứa Oxethazaine là tác nhân gây tê niêm mạc đường tiêu hóa giúp giảm đau nhanh trong viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng

Cách tra cứu số đăng ký thuốc được cấp phép Pharmart cam kết

Sản phẩm chỉ bán khi có chỉ định đơn thuốc của bác sĩ, mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo

Lựa chọn
Hỗn dịch Barudon Susp - Giảm đau nhanh trong viêm loét dạ dày, tá tràng
THÔNG SỐ SẢN PHẨM
Quy cách:
Hộp 20 gói x 10ml
Thương hiệu:
TAIGUK PHARM
Dạng bào chế :
Hỗn dịch
Xuất xứ:
Hàn Quốc
Mã sản phẩm:
0109049115
Pharmart cam kết
Pharmart cam kết
Freeship cho đơn hàng từ
300K
Pharmart cam kết
Cam kết sản phẩm
chính hãng
Pharmart cam kết
Hỗ trợ đổi hàng trong
30 ngày
Dược sĩ: Lê Thị Hằng Dược sĩ: Lê Thị Hằng Đã kiểm duyệt nội dung

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Nhận biết về bệnh lý viêm dạ dày 

Viêm dạ dày là một bệnh lý phổ biến liên quan đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày

  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày. Vi khuẩn HP xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, gây viêm và loét.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và dẫn đến viêm.
  • Lạm dụng rượu bia: Rượu bia gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết acid và giảm tiết dịch nhầy bảo vệ.
  • Stress: Căng thẳng kéo dài làm tăng tiết acid dạ dày, gây kích ứng niêm mạc.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn quá cay nóng, ăn uống không điều độ, bỏ bữa đều có thể gây hại cho dạ dày.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh gan, bệnh thận... cũng có thể gây viêm dạ dày.

Triệu chứng của viêm dạ dày

  • Đau bụng: Đau vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Đau thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi đói.
  • Ợ hơi, ợ chua: Do tăng tiết acid dạ dày.
  • Buồn nôn, nôn: Đặc biệt khi ăn các thức ăn khó tiêu.
  • Chán ăn: Mất cảm giác ngon miệng.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Cảm giác nặng bụng sau khi ăn.
  • Sôi bụng: Do tăng nhu động ruột.
  • Chứng ợ hơi: Thường xuyên ợ hơi.
  • Mất ngủ: Do đau bụng và khó chịu.

Biểu hiện của viêm dạ dày

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Do chán ăn, khó tiêu.
  • Mệt mỏi: Do thiếu chất dinh dưỡng và mất ngủ.
  • Thiếu máu: Do mất máu do xuất huyết dạ dày.
  • Nôn ra máu: Trong trường hợp viêm dạ dày nặng.

Thành phần của Barudon Susp Clesstra

  • Nhôm hydroxyd: 291mg 
  • Magnesium hydroxide: 196mg 
  • Oxethazaine: 20mg 

Liều dùng - cách dùng của Barudon Susp Clesstra

Cách dùng: 

  • Dùng đường uống 

Liều dùng:

  • 1/2 đến 1 gói, 4 lần/ngày 
  • Uống 1 đến 2 giờ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ
  • Không sử dụng quá liều chỉ định 

Quá liều: 

  • Ngưng dùng thuốc, hỏi ngay ý kiến bác sĩ 

Quên liều: 

  • Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt.
  • Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
  • Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chỉ định của Barudon Susp Clesstra

  • Chỉ định giảm đau trong các trường hợp viêm dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, viêm thực quản 

Đối tượng sử dụng

  • Người lớn 

Khuyến cáo

Tác dụng phụ: 

  • Tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, ngứa da và tê 
  • Chóng mặt, nhức đầu, uể oải 
  • Triệu chứng thiết hụt phosphate 
  • Dùng liều cao có thể gây gia tăng magnesi huyết và giảm chức năng thận, khô miệng, giảm vị giác 

Tương tác thuốc: 

  • Làm giảm hấp thu các thuốc: Tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranidin, ketoconazol, itraconazol 
  • Làm tăng hấp thu các thuốc: dicumarol, pseudoephedrin, diazepam 
  • Các thuốc bị tăng tác dụng do giảm thải trừ: Amphetamin, quinidin
  • Ức chế sự hấp thu của các thuốc: enoxacin, norfloxacin, levofloxacin 

Chống chỉ định

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân suy thận nặng 
  • Bệnh nhân giảm phosphate huyết 
  • Bệnh nhân có biểu hiện viêm ruột thừa 

Thận trọng: 

  • Bệnh nhân tăng magnesi huyết hay có tiền sử giảm magnesi 
  • Sự tích tụ aluminium ở các dây thần kinh và xương 
  • Triệu chứng không được cải thiện sau 2 tuần điều trị: ngưng sử dụng thuốc, hỏi ý kiến bác sĩ 
  • Khi sử dụng thuốc nên nuốt nhanh tránh tê miệng 
  • Không nên uống thức uống nhẹ nào khác ngay sau khi dùng thuốc 
  • Tránh sử dụng lâu vì có thể gây giảm phosphate huyết 

Đối tượng đặc biệt: 

  • Phụ nữ mang thai: chỉ sử dụng nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ 
  • Phụ nữ cho con bú: cho trẻ ngừng bú hoặc mẹ ngừng thuốc 
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: thận trọng vì có thể bị chóng mặt, nhức đầu 

Bảo quản

  • Dưới 30 độ C, tránh ánh sáng 

Nhà sản xuất

TAI GUK PHARM
Chi tiết sản phẩm
  • 1. Giới thiệu

  • 2. Thành phần

  • 3. Liều dùng - cách dùng

  • 4. Chỉ định

  • 5. Đối tượng sử dụng

  • 6. Khuyến cáo

  • 7. Chống chỉ định

  • 8. Bảo quản

  • 9. Nhà sản xuất

  • 10. Đánh giá

Đánh giá sản phẩm

Chưa có đánh giá cho sản phẩm này.

Hãy là người đầu tiên đánh giá sản phẩm!


Hỏi đáp

Sản phẩm tương tự