Thuốc khí dung Berodual - Điều trị hen phế quản hộp 20ml

Thuốc khí dung Berodual 20ml được sản xuất bởi Công ty Boehringer Ingelheim có hoạt chất chính là Fenoterol hydrobromide và Ipratropium bromide, được chỉ định điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn và hen phế quản. Sản phẩm được thiết kế dưới dạng dung dịch khí dung, dễ sử dụng, hỗ trợ cải thiện chức năng hô hấp và ngăn ngừa các cơn co thắt phế quản.

Cách tra cứu số đăng ký thuốc được cấp phép Pharmart cam kết

Sản phẩm chỉ bán khi có chỉ định đơn thuốc của bác sĩ, mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo

Lựa chọn
Thuốc khí dung Berodual - Điều trị hen phế quản hộp 20ml
THÔNG SỐ SẢN PHẨM
Quy cách:
Hộp 1 chai x 20ml
Thương hiệu:
Boehringer
Dạng bào chế :
Dung dịch
Xuất xứ:
Brazil
Mã sản phẩm:
0109049324
Pharmart cam kết
Pharmart cam kết
Freeship cho đơn hàng từ
300K
Pharmart cam kết
Cam kết sản phẩm
chính hãng
Pharmart cam kết
Hỗ trợ đổi hàng trong
30 ngày
Dược sĩ: Lê Thị Hằng Dược sĩ: Lê Thị Hằng Đã kiểm duyệt nội dung

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mạn

Viêm phế quản mạn là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm kéo dài. Bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc lâu dài với các tác nhân kích thích hoặc có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến viêm phế quản mạn:

  • Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu. Các chất độc trong khói thuốc gây tổn thương niêm mạc phế quản, làm giảm khả năng bảo vệ của đường hô hấp.
  • Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, hóa chất độc hại, và khí thải từ phương tiện giao thông hoặc công nghiệp cũng góp phần gây bệnh.
  • Nhiễm trùng tái phát: Viêm đường hô hấp thường xuyên làm niêm mạc phế quản bị tổn thương lâu dài.
  • Yếu tố nghề nghiệp: Tiếp xúc với bụi, khí độc, hoặc hóa chất ở nơi làm việc.
  • Bệnh lý nền: Hen phế quản, viêm xoang mạn, hoặc trào ngược dạ dày thực quản có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nhận biết và kiểm soát các yếu tố trên là cách hiệu quả để phòng tránh viêm phế quản mạn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thành phần của Thuốc khí dung Berodual 20ml

Trong 1ml (= 20 giọt) dung dịch chứa:

Thành phần Hàm lượng
Fenoterol hydrobromide 500mcg
Ipratropium bromide khan 250mcg
Tá dược vừa đủ

Liều dùng - cách dùng của Thuốc khí dung Berodual 20ml

Liều dùng

Liều lượng thuốc cần được điều chỉnh tùy theo tình trạng và yêu cầu của từng bệnh nhân. Bệnh nhân nên được theo dõi y tế trong suốt quá trình điều trị. Trừ khi có chỉ định khác, liều dùng khuyến cáo đối với cơn hen cấp như sau:

Người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên: 

  • 1ml (20 giọt) thường đủ để giảm nhanh triệu chứng đối với cơn hen cấp nhẹ đến trung bình.
  • Trong trường hợp nặng (ví dụ bệnh nhân ở phòng cấp cứu không đáp ứng với liều trên), có thể cần dùng liều lên đến 2,5ml (50 giọt).
  • Nếu cần thiết trong tình huống đặc biệt, liều có thể tăng lên 4,0ml (80 giọt) dưới sự giám sát y khoa.
  • Đối với co thắt phế quản trung bình hoặc khi cần thông khí hỗ trợ, nên sử dụng liều thấp hơn, khoảng 0,5ml (10 giọt).

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi:

  • Liều 0,5ml - 1ml (10 - 20 giọt) giúp giảm nhanh triệu chứng trong nhiều trường hợp.
  • Nếu tình trạng nặng, có thể cần liều cao lên đến 2ml (40 giọt).
  • Trong những trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng tối đa 3,0ml (60 giọt) dưới sự giám sát y khoa.
  • Đối với co thắt phế quản trung bình hoặc khi cần hỗ trợ thông khí, liều thấp hơn (0,5ml hoặc 10 giọt) sẽ hiệu quả.

Trẻ em dưới 6 tuổi (thể trọng dưới 22kg):

  • Liều dùng khuyến cáo là khoảng 25mcg Ipratropium bromide và 50mcg Fenoterol hydrobromide trên mỗi kg thể trọng, tối đa là 0,5ml (10 giọt), và cần sử dụng dưới sự giám sát y khoa.

Cách dùng

  • Dung dịch khí dung chỉ được sử dụng qua thiết bị khí dung phù hợp và không được uống.
  • Pha loãng liều được chỉ  với nước muối sinh lý để đạt thể tích 3 - 4ml và sử dụng thiết bị khí dung cho đến khi hết dung dịch.
  • Không pha loãng dung dịch BERODUAL với nước cất.
  • Dung dịch nên được pha loãng trước mỗi lần sử dụng, bỏ phần dung dịch đã pha không dùng đến.
  • Nên khí dung dung dịch ngay sau khi chuẩn bị.
  • Thời gian khí dung có thể điều chỉnh dựa vào lượng dung dịch pha loãng

Quên liều

Dùng ngay khi nhớ. ếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên, không dùng gấp đôi liều.

Quá liều

  • Triệu chứng
    Triệu chứng quá liều thuốc chủ yếu liên quan đến tác dụng của Fenoterol.
  • Các triệu chứng phổ biến khi dùng quá liều thường do kích thích beta adrenergic quá mức, bao gồm: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run rẩy, huyết áp thay đổi (có thể tăng hoặc hạ), áp lực mạch đập rộng, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim và đỏ bừng mặt. 
  • Đồng thời, khi dùng Fenoterol với liều cao hơn liều khuyến cáo được chỉ định cho BERODUAL cũng quan sát thấy nhiễm toan chuyển hóa.
  • Các triệu chứng khi quá liều Ipratropium bromide thường nhẹ (như khô miệng, rối loạn thị giác do điều tiết) do nồng độ toàn thân của Ipratropium dùng qua đường hít là rất thấp.

Điều trị

  • Đối với các trường hợp nặng, sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ và điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt.
  • Thuốc ức chế thụ thể beta, đặc biệt là loại chọn lọc beta, là thuốc giải độc đặc hiệu phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý khả năng có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn phế quản và điều chỉnh liều thận trọng đối với bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD do nguy cơ co thắt phế quản nặng diễn tiến xấu có thể gây tử vong.

Chỉ định của Thuốc khí dung Berodual 20ml

  • Berodual là thuốc giãn phế quản, được sử dụng để:

    • Điều trị và phòng ngừa các triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính.
    • Cải thiện luồng khí cho bệnh nhân hen phế quản và viêm phế quản mạn, có hoặc không có khí phế thũng.
    • Hỗ trợ bệnh nhân có hạn chế luồng khí có thể phục hồi.
  • Đối với bệnh nhân hen phế quản và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) đáp ứng với steroid, có thể xem xét điều trị kết hợp với thuốc kháng viêm để đạt hiệu quả tối ưu.

Đối tượng sử dụng

Sản phẩm được chỉ định dùng trong các trường hợp :

  • Bệnh nhân hen phế quản
  • Bệnh nhân viêm phế quản mạn
  • Bệnh nhân COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)

Khuyến cáo

Tác dụng không mong muốn:

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp trong các nghiên cứu lâm sàng bao gồm: ho, khô miệng, đau đầu, run, viêm họng, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, nôn, tăng huyết áp tâm thu và cảm giác bồn chồn.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm kali máu
  • Rối loạn tâm thần: Bồn chồn, lo lắng, rối loạn tâm thần
  • Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, run, chóng mặt
  • Rối loạn mắt: Glô-côm, tăng áp lực nội nhãn, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, nhìn mờ, đau mắt, phù giác mạc, xung huyết kết mạc, nhìn thấy hào quang.
  • Rối loạn tim mạch: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất, thiếu máu cơ tim.
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Ho, viêm họng, khó phát âm, co thắt phế quản, kích thích họng, phù hầu họng, co thắt thanh quản, co thắt phế quản nghịch lý, khô họng.
  • Rối loạn tiêu hóa:Buồn nôn, nôn, khô miệng, viêm miệng, viêm lưỡi, rối loạn nhu động đường tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phù miệng.
  • Rối loạn da và mô dưới da:Mày đay, phát ban, ngứa, phù mạch, tăng tiết mồ hôi
  • Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết:Yếu cơ, co thắt cơ, đau cơ
  • Rối loạn thận và tiết niệu: Ứ nước tiểu
  • Xét nghiệm: Tăng huyết áp tâm thu, giảm huyết áp tâm trương

Tương tác thuốc:

  • Các thuốc chủ vận beta, kháng cholinergic và dẫn xuất xanthine (như Theophylline) có thể tăng tác dụng giãn phế quản. Phối hợp với các thuốc giống beta giao cảm, thuốc kháng cholinergic và các dẫn xuất xanthine đường toàn thân (như Theophylline) có thể làm tăng các phản ứng bất lợi.
  • Phối hợp với các thuốc kháng beta có thể làm giảm nghiêm trọng tác dụng giãn phế quản.
  • Phối hợp với dẫn xuất xanthine, corticosteroid, và lợi tiểu có thể làm tăng tình trạng giảm kali máu. Đặc biệt  ở những bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp nặng.
  • Phối hợp với Digoxin có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim do giảm kali máu. Bên cạnh đó, giảm oxy có thể làm cho những ảnh hưởng của tình trạng giảm kali máu trên nhịp tim trầm trọng hơn. Vì vậy khuyến cáo theo dõi nồng độ kali máu trong trường hợp bệnh nhân đang dùng Digoxin.
  • Thận trọng khi phối hợp thuốc ức chế monoamine oxidase hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng do có thể làm tăng tác dụng chủ vận beta giao cảm.
  • Phối hợp với ác thuốc gây mê dạng hít halogen hydrocarbon (như Halothane, Trichloroethylene, Enflurane) có thể tăng tác dụng trên tim của chất chủ vận beta.

Chống chỉ định

Chống chỉ định: 

- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Fenoterol hydrobromide, các chất giống Atropine, hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.

- Bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn và rối loạn nhịp tim nhanh.

Thận trọng:

  • Nếu khó thở nhanh chóng diễn biến xấu, cần khám bác sĩ ngay.
  • Điều trị lâu dài:
    • Hen phế quản: Sử dụng BERODUAL khi cần thiết. Với bệnh nhân COPD nhẹ, điều trị theo triệu chứng có thể hiệu quả hơn điều trị thường xuyên.
    • Cân nhắc thêm thuốc kháng viêm hoặc tăng liều để kiểm soát viêm hô hấp, đặc biệt ở bệnh nhân hen phế quản và COPD có đáp ứng với steroid.
    • Tăng sử dụng BERODUAL thường xuyên có thể giảm hiệu quả kiểm soát bệnh. Nếu tắc nghẽn phế quản nặng lên, cần xem lại phác đồ điều trị và cân nhắc sử dụng corticosteroid hít.
  • Khi sử dụng:
    • Các thuốc giãn phế quản tương tự chỉ nên dùng với BERODUAL dưới sự giám sát y khoa.
    • Cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân có bệnh lý như tiểu đường chưa kiểm soát, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch nặng, cường giáp, u tế bào ưa crôm.
    • Tác dụng phụ tim mạch: Theo dõi nếu có triệu chứng đau ngực hoặc các dấu hiệu bệnh tim nặng lên.
    • Hạ kali máu: Cẩn trọng khi dùng lâu dài với chất chủ vận beta 2.
    • Thận trọng với bệnh nhân có nguy cơ glô-côm góc hẹp hoặc tắc nghẽn tiểu.
    • Sử dụng đúng cách để tránh thuốc tiếp xúc với mắt. Nếu có dấu hiệu glô-côm, cần điều trị ngay.
    • Xơ hóa nang: Có thể gây rối loạn nhu động dạ dày - ruột.
    • Phản ứng quá mẫn: Có thể xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Dùng trong thai kỳ và cho con bú:
    • Thai kỳ: Thận trọng khi sử dụng trong ba tháng đầu, lưu ý tác dụng ức chế co thắt tử cung của Fenoterol.
    • Cho con bú: Fenoterol có thể vào sữa, nhưng lượng Ipratropium hít vào ít ảnh hưởng. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú.
    • Sinh sản: Chưa có dữ liệu lâm sàng về tác động đến khả năng sinh sản khi sử dụng kết hợp Fenoterol và Ipratropium.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C. Để xa tầm tay trẻ em.

Nhà sản xuất

Công ty Boehringer Ingelheim
Chi tiết sản phẩm
  • 1. Giới thiệu

  • 2. Thành phần

  • 3. Liều dùng - cách dùng

  • 4. Chỉ định

  • 5. Đối tượng sử dụng

  • 6. Khuyến cáo

  • 7. Chống chỉ định

  • 8. Bảo quản

  • 9. Nhà sản xuất

  • 10. Đánh giá

Đánh giá sản phẩm

Chưa có đánh giá cho sản phẩm này.

Hãy là người đầu tiên đánh giá sản phẩm!


Hỏi đáp

Sản phẩm tương tự