Thuốc Atorvastatin 10mg (TVPharm) - Điều trị giảm cholesterol toàn phần

Thuốc Atorvastatin 10mg TVPharm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM với thành phần chính là Atorvastatin giúp điều trị tăng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol

Cách tra cứu số đăng ký thuốc được cấp phép Pharmart cam kết

Sản phẩm chỉ bán khi có chỉ định đơn thuốc của bác sĩ, mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo

Lựa chọn
Thuốc Atorvastatin 10mg (TVPharm) - Điều trị giảm cholesterol toàn phần
THÔNG SỐ SẢN PHẨM
Quy cách:
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thương hiệu:
Tv.Pharm
Dạng bào chế :
Viên nén bao phim
Xuất xứ:
Việt Nam
Mã sản phẩm:
0109049106
Pharmart cam kết
Pharmart cam kết
Freeship cho đơn hàng từ
300K
Pharmart cam kết
Cam kết sản phẩm
chính hãng
Pharmart cam kết
Hỗ trợ đổi hàng trong
30 ngày
Dược sĩ: Lê Thị Hằng Dược sĩ: Lê Thị Hằng Đã kiểm duyệt nội dung

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Nhận biết về bệnh lý rối loạn chuyển hoá lipid hỗn hợp 

Rối loạn chuyển hóa lipid hỗn hợp là một tình trạng bệnh lý khá phức tạp, liên quan đến sự bất thường trong việc chuyển hóa các chất béo (lipid) trong máu. Cụ thể, trong tình trạng này, cả cholesterol toàn phần, cholesterol LDL “xấu”, triglyceride đều tăng cao, trong khi cholesterol HDL “tốt” lại giảm.

Nguyên Nhân Gây Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Hỗn Hợp

  • Di truyền: Một số người có tiền sử gia đình mắc bệnh này, do các gen liên quan đến quá trình chuyển hóa lipid bị đột biến.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, đường và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Ít vận động: Thiếu vận động làm giảm khả năng sử dụng chất béo trong cơ thể, dẫn đến tích tụ chất béo trong máu.
  • Béo phì: Người béo phì thường có mức cholesterol cao và triglyceride cao.
  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm rối loạn quá trình chuyển hóa lipid, dẫn đến tăng triglyceride và giảm HDL-C.
  • Rối loạn tuyến giáp: Cả cường giáp và suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, corticosteroid có thể làm tăng triglyceride.

Triệu Chứng của Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid Hỗn Hợp

Thông thường, rối loạn chuyển hóa lipid hỗn hợp không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch máu, làm hẹp lòng mạch và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
  • Đột quỵ: Do tắc nghẽn mạch máu não.
  • Nhồi máu cơ tim: Do tắc nghẽn mạch máu nuôi tim.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên: Các mạch máu ở chân hoặc tay bị hẹp lại.

Biểu Hiện Lâm Sàng

  • Vàng da: Do tích tụ quá nhiều cholesterol trong da.
  • U vàng: Xuất hiện các u vàng nhỏ ở gân, khớp.
  • Đau bụng: Do viêm tụy cấp.
  • Các triệu chứng của bệnh tim mạch: Đau ngực, khó thở, mệt mỏi...

Thành phần của Atorvastatin 10mg (TV.Pharm)

  • Atorvastatin: 10mg

Liều dùng - cách dùng của Atorvastatin 10mg (TV.Pharm)

Cách dùng: 

  • Dùng đường uống

Liều dùng: 

  • Liểu khởi đầu: 10mg/ngày. Có thể điểu chỉnh liều (nếu cần) sau 4 tuần điều trị.
  • Liều duy trì: 10 - 40mg/ngày. Có thể tăng liều nhưng không quá 80mg/ngày.
  • Atorvastatin khi dùng phối hợp với Amiodaron: Không nên dùng quá 20mg/ngày.

Quá liều: 

  • Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân dùng quá liều atorvastatin.
  • Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng, và dùng các biện pháp hỗ trợ cần thiết khác để duy trì các chức năng sống.

Chỉ định của Atorvastatin 10mg (TV.Pharm)

  • Ðiều trị giảm cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol và apolipoprotein B ở những bệnh nhân tăng cholesterol nguyên phát và rối loạn chuyển hóa lipid hỗn hợp.
  • Ðiều trị tăng nổng độ triglycerid huyết tương. Cần tuân thủ chế độ ăn kiêng để đạt hiệu quả trị liệu cao.
  • Tăng cholesterol máu dạng gia đình đồng hợp tử, bằng các biện pháp hạ lipid khác khi các liệu pháp này không đáp ứng.

Đối tượng sử dụng

  • Người lớn 
  • Trẻ em 

Khuyến cáo

Tác dụng phụ: 

  • Hệ tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, nôn, tiêu chảy.
  • Hệ thần kinh: Suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, suy giảm nhận thức.
  • Hệ cơ xương khớp: Đau cơ, nhược cơ, yếu sức.
  • Gan: Tăng men gan, tăng hàm lượng creatinin phosphokinase huyết tương.
  • Rối loạn chuyển hóa: Tăng đường huyết, tăng HbA1c.

Tương tác thuốc: 

  • Dùng Atorvastatin cùng với các thuốc ức chế enzym CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ của atorvastatin trong huyết tương dẫn đến tăng nguy cơ bệnh cơ và tiêu cơ.
  • Atorvastatin khi dùng phối hợp với amiodaron, không nên dùng quá 20mg/ngày vì làm tăng nguy cơ gây ra chứng tiêu cơ vân.
  • Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng atorvastatin đồng thời với các thuốc sau: Gemfibrozil; các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác; Niacin liều cao (> 1 g/ ngày); colchicin.
  • Tránh dùng đồng thời atorvastatin với các huyền dịch antacid dùng đường uống có chứa magnesi, nhôm hydroxyd và cholestyramin do làm giảm nồng độ atorvastatin trong huyết tương.
  • Nồng độ atorvastatin trong huyết tương sẽ tăng lên khi dùng đồng thời với digoxin, erythromycin hoặc clarithromycin.
  • Thận trọng khi dùng chung với thuốc ngừa thai sẽ làm tăng tác dụng của thuốc ngừa thai.
  • Sử dụng chung với thuốc trị HIV, HCV có thể gây tổn thương cơ, thận hư dẫn đến suy thận.

Chống chỉ định

Chống chỉ định: 

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Suy tế bào gan, bệnh gan tiến triển có sự tăng nồng độ transaminase huyết thanh kéo dài.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
  • Các thuốc chống nấm itraconazol, ketoconazol, nhóm thuốc fibrat.

Thận trọng: 

  • Cân nhắc khi dùng atorvastatin đối với bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương cơ. 
  • Trước khi điều trị với atorvastatin phải loại trừ các nguyên nhân gây tăng cholesterol máu 
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh uống nhiều rượu hoặc có tiền sử bệnh gan.
  • Cần ngừng hoặc chấm dứt điều trị atorvastatin khi bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính nặng của bệnh cơ hay yếu tố nguy cơ dẫn tới phát triển suy thận thứ cấp thành globulin niệu kịch phát 

Đối tượng đặc biệt: 

  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Sử dụng được 
  • Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú 

Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM
Chi tiết sản phẩm
  • 1. Giới thiệu

  • 2. Thành phần

  • 3. Liều dùng - cách dùng

  • 4. Chỉ định

  • 5. Đối tượng sử dụng

  • 6. Khuyến cáo

  • 7. Chống chỉ định

  • 8. Bảo quản

  • 9. Nhà sản xuất

  • 10. Đánh giá

Đánh giá sản phẩm

Chưa có đánh giá cho sản phẩm này.

Hãy là người đầu tiên đánh giá sản phẩm!


Hỏi đáp

Sản phẩm tương tự