Thành phần của Thuốc I-pain 400mg
- Ibuprofen 400 mg.
- Tá được vừa đủ 1 viên.
Dược lực học
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic.
- Cơ chế tác dụng: Ibuprofen có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Tính kháng viêm của ibuprofen có thể yếu hơn so với một vài thuốc kháng viêm không steroid khác. Tác dụng giảm đau của thuốc phụ thuộc vào tác dụng kháng viêm và có tác dụng trên cả trung ương và ngoại vi. Đây là một thuốc ức chế enzym cyclooxygenase mạnh do đó ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra thuốc còn ngăn cản hình thành thromboxan A2 bởi sự kết tập tiểu cầu.
Dược động học
- Hấp thu: Ibuprofen hấp thu nhanh từ đường tiêu hoá và nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được 1 đến 2 giờ sau khi uống.
- Phân bố: Ibuprofen gắn mạnh (99%) với protein huyết tương, nhưng thuốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các điểm gắn với thuốc ở nồng độ thông thường. Ibuprofen thấm qua chậm vào hoạt dịch và nồng độ trong hoạt dịch có thể cao hơn trong huyết tương. Trên động vật thí nghiệm, ibuprofen và các chất chuyển hoá của nó thấm dễ dàng qua nhau thai.
- Chuyển hoá: Ibuprofen được chuyển hoá ở gan tạo thành 2 chất chuyển hoá không hoạt tính, những chất này được đào thải qua thận cùng với ibuprofen dưới dạng không đổi hoặc ở dạng liên hợp của chúng. Sự đào thải qua thận là nhanh và hoàn toàn.
- Thải trừ: Ibuprofen thải trừ nhanh và hoàn toàn. Trên 90% liều uống thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hoá hoặc liên hợp và dạng ibuprofen chưa chuyển hoá trong nước tiểu. Phần lớn chất chuyển hoá dưới dạng hydroxylat và carboxylat. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 2 giờ.
Liều dùng - cách dùng của Thuốc I-pain 400mg
Liều dùng
- Giảm đau
Liều khởi đầu 200 - 400mg, sau đó nếu cần có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ, nhưng không được vượt quá 1200 mg/ngày. - Thấp khớp
- Điều trị tấn công: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Điều trị duy trì: 3 - 4 viên/ngày (chia làm 3 - 4 lần).
- Thống kinh
- 1viên/lần x 3 lần/ngày.
- Uống thuốc với nhiều nước, không được nhai, nên uống trong bữa ăn.
Cách dùng
Thuốc được dùng theo đường uống.
Các xử trí khi quá liều
- Triệu chứng
Triệu chứng quá liều là buồn nôn, nôn, chóng mặt, co giật, mất ý thức và trầm cảm. Thông thường liều lớn được hấp thu tốt khi không sử dụng kết hợp với các thuốc khác.
- Xử trí quá liều
- Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: Rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hoặc thuốc tây muối.
- Nếu nặng: Thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuốc sẽ có lợi khi truyền dịch kiềm và lợi tiểu.
Cách xử trí khi quên liều
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Chỉ định của Thuốc I-pain 400mg
- Liều thấp:
Điều trị triệu chứng các bệnh lý gây đau như: đau đầu, đau răng, đau của hệ thống cơ quan vận động, thống kinh. - Liều cao (trên 1200 mg/ngày):
- Điều trị triệu chứng trong một thời gian dài các trường hợp thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp, viêm dính khớp cột sống và các hội chứng tương tự như hội chứng Friessinger-Leroy-Reiter và thấp khớp do vảy nến, một số bệnh lý hư khớp gây đau và tàn phế.
- Điều trị triệu chứng trong thời gian ngắn các đợt cấp của các bệnh lý quanh khớp (đau vai cấp, viêm gân cơ,...), dau thắt lưng và đau rễ thần kinh nặng. Chấn thương.
Đối tượng sử dụng
Thuốc được dùng cho đối tượng người lớn (trên 15 tuổi).
Người lái xe và vận hành máy móc
Không lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn thấy bị chóng mặt, hoa mắt, ngủ lơ mơ hoặc rối loạn tầm nhìn sau khi dùng thuốc.
Thời kỳ mang thai
Không nên dùng cho phụ nữ có thai (nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ), đang chuyển dạ hay phụ nữ đang cho con bú. Các thuốc chống viêm không steroid cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Các thuốc chống viêm có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ. Các thuốc chống viêm cũng có thể ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu.
Thời kỳ cho con bú
Ibuprofen vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ.
Khuyến cáo
Tác dụng phụ
- Thường gặp:
- Sốt, mỏi mệt.
- Chướng bụng, buồn nôn, nôn.
- Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn.
- Mẫn ngứa, ngoại ban.
- Ít gặp:
- Phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày day.
- Đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển.
- Lơ mơ, mất ngủ, ù tai.
- Rối loạn thị giác, thính lực giảm.
- Thời gian máu chảy kéo dài.
Thận trọng
Tiền sử loét dạ dày, tá tràng, thoát vị hoành, xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh nhân suy tim, suy gan, thận hư, bệnh nhân dùng thuốc lợi tiêu, người già.
Tương tác thuốc
- NSAIDs khác và salicylat liều cao: tăng khả năng gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa.
- Kháng đông đường uống, heparin tiêm và ticopidin: làm tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế chức năng tiểu cầu và làm suy yếu niêm mạc dạ dày-tá tràng.
- Lithium: tăng lithium trong máu.
- Methotrexat: tăng độc tính về huyết học của chất này, đặc biệt khi dùng methotrexat với liều > 15mg/tuần.
- Các sulfamid hạ đường huyết: tăng hiệu quả hạ đường huyết.
- Digoxin: làm gia tăng nồng độ digoxin trong máu.
- Thuốc điều trị cao huyết áp (chẹn , ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu): giảm tác dụng các thuốc này do ức chế prostaglandin giãn mạch.
Chống chỉ định
- Tuyệt đối:
- Mẫn cảm với ibuprofen và các thành phần khác của thuốc.
- Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tiến triển.
- Bệnh nhân có tiền sử hen, mày đay hoặc mẫn cảm với aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác.
- Bệnh nhân có tiền sử chảy máu hoặc thủng đường tiêu hoá có liên quan đến việc sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid khác trước đó.
- Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch.
- Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
- Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
- Người bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn, cần chú ý là tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
- Suy chức năng gan và thận nặng.
- 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Tương đối:
- Không được phối hợp với NSAIDs khác.
- Không nên kết hợp với thuốc kháng đông đường uống, heparin, các sulfamid hạ đường huyết, muối lithium, ticlopidin.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô, mát (dưới 30 độ C). Tránh ánh sáng.