Thành phần của Thuốc Dorolid 50mg
Thành phần
Roxithromycin: 50mg
Dược lực học
Nhóm thuốc: Kháng sinh thuộc nhóm macrolid.
Cơ chế tác dụng:
- Roxithromycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có vòng 14 carbon, được biến đổi từ Erythromycin.
- Roxithromycin có tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao bằng cách gắn vào tiểu đơn vị 50S của phức hợp 70S rRNA của vi khuẩn.
- Roxithromycin ức chế quá trình tổng hợp protein, ảnh hưởng đến các cấu trúc và chức năng sống còn của vi khuẩn.
- Thuốc thường được kê đơn để điều trị các nhiễm trùng đường tình dục, nhiễm trùng hô hấp trên và dưới, hen suyễn, viêm nướu, và nhiễm trùng dạ dày - ruột do vi khuẩn.
Dược động học
Hấp thu
Roxithromycin được hấp thu nhanh chóng sau khi sử dụng. Chỉ sau 15 phút, thuốc đã được phát hiện trong huyết tương. Nồng độ đỉnh trong máu đạt được sau khoảng 2,2 giờ ở người lớn và 1,6 giờ ở trẻ em khi dùng liều tương ứng là 150mg cho người lớn và 2,5mg/kg cho trẻ em.
Phân bố
Roxithromycin đạt nồng độ huyết tương trung bình 1,8mg/lít sau 12 giờ với liều 150mg, tối đa 6,6mg/lít. Dùng liều 150mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày cho nồng độ ổn định từ 3,6–9,3mg/lít. Trẻ em dùng liều 2,5mg/kg x 2 lần/ngày có nồng độ tương đương người lớn. Thuốc phân bố tốt vào mô.
Chuyển hóa
Roxithromycin chuyển hóa tốt ở gan.
Thải trừ
Roxithromycin được thải trừ qua phân và nước tiểu. Thời gian bán thải của thuốc là khoảng 20 giờ ở trẻ em và 10,5 giờ ở người lớn.
Liều dùng - cách dùng của Thuốc Dorolid 50mg
Liều dùng
- Với người lớn: Dùng 300mg/ngày (6 gói), hoặc 150mg (3 gói) x 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Với trẻ em: Liều dùng 5–8 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần (Liều trung bình được nghiên cứu ở trẻ là 6mg/kg/ngày). Hoặc dựa vào cân nặng của trẻ:
- 6–11 kg: 25mg (1/2 gói)/lần x 2 lần/ngày.
- 12–23 kg: 50mg (1 gói)/lần x 2 lần/ngày.
- 24–40 kg: 100mg (2 gói)/lần x 2 lần/ngày.
- Không cần điều chỉnh liều ở người suy thận.
- Thời gian điều trị viêm amidan: 10 ngày.
Cách dùng
Thuốc Dorolid 50mg dùng bằng đường uống.
Xử trí khi quên liều
Quên 1 liều Thuốc Dorolid 50mg thì cần bổ sung ngay khi nhớ ra, nhưng nếu gần với liều kế tiếp thì bỏ qua và dùng thuốc theo đúng kế hoạch.
Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo.
Chỉ định của Thuốc Dorolid 50mg
Thuốc Dorolid 50mg được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:
- Viêm amidan do Streptococcus beta tan huyết nhóm A, đặc biệt khi không đáp ứng với kháng sinh nhóm beta-lactam.
- Viêm xoang cấp tính, trong trường hợp không thể điều trị bằng beta-lactam.
- Viêm phế quản bội nhiễm cấp tính và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
- Viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ, không có triệu chứng nghiêm trọng hoặc biểu hiện rõ ràng do phế cầu khuẩn.
- Viêm phổi không điển hình, trong trường hợp này có thể dùng macrolid bất kể mức độ nặng nhẹ.
- Nhiễm khuẩn da cấp và mạn tính: chốc lở, viêm da chốc lở, loét, viêm mô tế bào (viêm quầng).
- Nhiễm khuẩn sinh dục không do lậu cầu.
Đối tượng sử dụng
Người lớn và trẻ em.
Báo cáo với đối tượng đặc biệt:
- Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng Thuốc Dorolid 50mg.
- Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng Thuốc Dorolid 50mg nhưng cần ngưng thuốc khi trẻ có dấu hiệu loạn khuẩn đường ruột.
Khuyến cáo
Tác dụng phụ
Thường gặp | Ít gặp | Không rõ tần suất | |
Rối loạn gan mật | Tiêu tế bào cấp tính, Viêm gan ứ mật, Vàng da |
||
Rối loạn tim mạch |
Loạn nhịp thất:
Kéo dài khoảng Q |
||
Tiêu hóa |
Đau dạ dày Tiêu chảy Buồn nôn, nôn |
|
Viêm tụy Tiêu chảy ra máu |
Thần kinh |
Đau đầu, chóng mặt |
|
Rối loạn khứu giác Dị cảm, mất vị giác Mất khứu giác Rối loạn vị giác |
Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng |
|
|
Viêm ruột do Clostridium difficile |
Rối loạn tâm thần |
|
|
Ảo giác, lú lẫn |
Rối loạn da, mô mềm |
Phát ban |
Nổi mề đay Hồng ban đa dạng không điển hình |
Hội chứng Lyell Phù mạch Hội chứng Stevens-Johnson Ban xuất huyết |
Hệ bạch huyết |
|
Tăng bạch cầu ưa eosin |
mất bạch cầu hạt Giảm bạch cầu Giảm tiểu cầu |
Khác |
|
|
Tăng phosphatase kiềm Tăng men gan AST, ALT |
Tương tác thuốc
Chống chỉ định phối hợp:
- Colchicin: Làm tăng tác dụng không mong muốn, có thể gây tử vong.
Cisaprid: Nguy cơ loạn nhịp tim, bao gồm xoắn đỉnh. - Ergotamin, dihydroergotamin: Roxithromycin ức chế chuyển hóa tại gan, làm tăng nguy cơ hoại tử đầu chi.
Các thuốc kích thích dopamin như bromocriptin, cabergolin, lisurid, pergolid: Roxithromycin làm tăng nồng độ các thuốc này trong huyết tương, tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ như rối loạn tâm thần.
Thận trọng khi phối hợp:
- Thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, III hoặc các thuốc có nguy cơ gây loạn nhịp tim (ví dụ: hạ kali máu, hạ magnesi máu, nhịp tim chậm đáng kể): có thể gây loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh. Cần theo dõi điện tâm đồ và tình trạng lâm sàng.
- Thuốc chống đông đường uống (acenocoumarol, fluindione, phenindione, warfarin): có thể làm tăng tác dụng chống đông, gây nguy cơ chảy máu. Cần theo dõi INR thường xuyên và điều chỉnh liều thuốc chống đông trong và sau khi dùng Roxithromycin.
- Cyclosporin: nguy cơ tăng nồng độ cyclosporin và creatinin trong máu. Cần theo dõi nồng độ cyclosporin, chức năng thận và đáp ứng của bệnh nhân.
- Digoxin và các glycosid tim khác: có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu do tăng hấp thu. Cần theo dõi triệu chứng lâm sàng, điện tâm đồ và nồng độ digoxin. Cần chú ý nếu xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, rối loạn nhịp hoặc dẫn truyền tim.
- Midazolam: có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc.
- Theophyllin: có nguy cơ làm tăng nhẹ nồng độ theophyllin trong máu, đặc biệt ở trẻ em. Thông thường không cần điều chỉnh liều.
Thận trọng
- Roxithromycin không nên dùng cho bệnh nhân suy gan nặng. Cần thận trọng khi dùng ở người suy gan mức độ nhẹ đến vừa, nếu bắt buộc phải điều trị thì cần theo dõi chức năng gan thường xuyên.
- Thuốc được đào thải qua thận ở mức thấp (khoảng 10% liều uống), nên không cần điều chỉnh liều ở người suy thận. Tương tự, không cần chỉnh liều khi dùng cho người cao tuổi.
- Thời gian điều trị ở trẻ em cần được cân nhắc kỹ, vì trên động vật nhỏ tuổi, liều cao hơn gấp 10 lần liều điều trị có thể gây hại.
- Không được phối hợp với các alcaloid của nấm cựa lúa mạch vì có thể gây co mạch nghiêm trọng và hoại tử đầu chi. Cần đảm bảo bệnh nhân không đang dùng các thuốc này trước khi kê toa Roxithromycin.
- Thuốc có chứa glucose, vì vậy không khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân rối loạn hấp thu đường.
- Roxithromycin có thể gây kéo dài khoảng QT, cần thận trọng khi dùng cho người có hội chứng QT kéo dài bẩm sinh, hạ kali máu, hạ magnesi máu, hoặc nhịp tim chậm. Cần theo dõi lâm sàng và điện tâm đồ trong quá trình điều trị.
- Tương tự các kháng sinh nhóm macrolid khác, Roxithromycin có thể làm nặng thêm tình trạng nhược cơ, đặc biệt khi điều trị kéo dài.
- Cần theo dõi chức năng gan, thận và công thức máu nếu điều trị quá 2 tuần.
- Đã có báo cáo về tiêu chảy do nhiễm Clostridium difficile khi dùng Roxithromycin. Mức độ có thể từ nhẹ đến viêm đại tràng giả mạc đe dọa tính mạng. Cần ngưng thuốc ngay nếu bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy sau khi dùng.
Chống chỉ định
- Không dùng cho người có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm macrolid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định phối hợp Roxithromycin với các thuốc sau: Dihydroergotamin và ergotamin (thuốc co mạch nhóm alkaloid của nấm cựa gà), Colchicin, Cisaprid.
- Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú nếu đang điều trị bằng cisaprid.
Bảo quản
Bảo quản thuốc nơi khô, nhiệt độ dưới 30 °C, tránh ánh sáng.