Thành phần của Thuốc Xigduo XR 10mg/1000mg
Thành phần
- Metformin 1000mg
- Dapagliflozin 10mg.
Dược động học
Metformin hydroclorid | Dapagliflozin | |
Hấp thu | Sau khi uống một liều duy nhất viên metformin phóng thích kéo dài, Cmax đạt được giá trị trung bình lúc 7 giờ và biên độ kéo dài từ 4 - 8 giờ. Mức độ hấp thu metformin (được đo bằng AUC) từ viên phóng thích kéo dài metformin tăng khoảng 50% khi dùng cùng bữa ăn. Không có ảnh hưởng của thức ăn đối với Cmax và Tmax của metformin. | Sau khi uống dapagliflozin, nồng độ tối đa trong huyết tương (Cmax) thường đạt được trong vòng 2 giờ ở trạng thái nhịn ăn. Giá trị và AUC tăng theo tỷ lệ với tăng liều dapagliflozin trong phạm vi liều điều trị. Độ sinh khả dụng tuyệt đối của dapagliflozin sau khi uống liều 10 mg là 78%. Việc dùng thuốc dapagliflozin với một bữa ăn giàu chất béo làm giảm Cmax lên đến 50% và kéo dài Tmax khoảng 1 giờ, nhưng không làm thay đổi AUC so với trạng thái nhịn ăn. Những thay đổi này được xem là không có ý nghĩa lâm sàng và dapagliflozin có thể được uống cùng hoặc không cùng với thức ăn |
Phân bố | Các nghiên cứu phân bố của viên metformin phóng thích kéo dài chưa được tiến hành; tuy nhiên, thể tích phân bố (V/F) của metformin sau khi uống liều duy nhất viên metformin phóng thích nhanh 850 mg là xấp xỉ 654 ± 358 L. Metformin không gắn kết với protein huyết tương, ngược lại so với sulfonylurea là thuốc gắn kết hơn 90% protein huyết tương. Metformin gắn vào các tế bào hồng cầu. | Khoảng 91 % dapagliflozin gắn với protein huyết tương. Việc gắn kết với protein không thay đổi ở bệnh nhân suy thận hoặc suy gan. |
Chuyển hóa |
Các nghiên cứu tiêm tĩnh mạch liều duy nhất ở những đối tượng khỏe mạnh cho thấy metformin bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu và không bị chuyển hóa qua gan (không có chất chuyển hóa nào được xác định ở người) hoặc bài tiết qua mật. Các nghiên cứu về chuyển hóa thuốc của viên metformin phóng thích kéo dài chưa được tiến hành. |
Sự chuyển hóa dapagliflozin chủ yếu qua UGT1A9; quá trình chuyển hóa qua trung gian CYP là một con đường nhỏ để thải trừ ở người. Dapagliflozin được chuyển hóa rộng rãi, chủ yếu thành dapagliflozin 3 - O - glucuronid, là chất chuyển hóa không hoạt tính. Dapagliflozin 3 - O - glucuronid chiếm 61 % của liều 50 mg [14C] - dapagliflozin và là thành phần vượt trội có liên quan đến thuốc trong huyết tương người. |
Thải trừ | Độ thanh thải qua thận là khoảng gấp 3,5 lần độ thanh thải creatinin, điều này cho thấy rằng bài tiết qua ống thận là con đường chính của việc thải trừ metformin. Sau khi uống, khoảng 90% thuốc hấp thu được thải trừ qua đường tiết niệu trong vòng 24 giờ đầu tiên, với thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 6,2 giờ. Trong máu, thời gian bán thải là khoảng 17,6 giờ, điều này cho thấy rằng hồng cầu có thể là một kênh phân bổ thuốc. | Dapagliflozin và các chất chuyển hóa liên quan được thải trừ chủ yếu qua thận. Sau khi dùng liều duy nhất 50 mg [14C] dapagliflozin, và 75% lượng phóng xạ toàn phần sẽ được bài tiết qua nước tiểu và 21% lượng phóng xạ toàn phần được bài tiết qua phân. Trong nước tiểu, dưới 2% liều được bài tiết dưới dạng không đổi. Trong phân, khoảng 15% liều được bài tiết dưới dạng không đổi. Thời gian bán hủy trung bình trong huyết tương (t1/2) của dapagliflozin là khoảng 12,9 giờ sau khi dùng liều duy nhất 10 mg dapagliflozin. |
Dược lực học
Nhóm thuốc
- Metformine, Dapagliflozin thuộc nhóm thuốc điều trị đái tháo đường.
Cơ chế tác dụng
- Metformin hydroclorid: Metformin cải thiện dung nạp glucose ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, làm giảm glucose huyết tương khi đói và sau bữa ăn. Metformin làm giảm sản xuất glucose trong gan, làm giảm sự hấp thu đường glucose ở ruột và cải thiện sự nhạy cảm với insulin bằng cách tăng hấp thu và sử dụng glucose ở ngoại vi. Metformin không gây hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 hoặc ở những người khỏe mạnh, ngoại trừ những trường hợp bất thường và không gây tăng insulin huyết. Với liệu pháp metformin, sự tiết insulin vẫn không thay đổi trong khi mức insulin khi đói và đáp ứng insulin huyết tương trong một ngày thực sự có thể giảm.
- Dapagliflozin: Kênh đồng vận chuyển natri - glucose 2 (SGLT2) hiện diện trong các ống thận gần, chịu trách nhiệm cho phần lớn sự tái hấp thu glucose được lọc từ ống thận. Dapagliflozin là chất ức chế SGLT2. Bằng cách ức chế SGLT2, dapagliflozin làm giảm sự tái hấp thu glucose đã lọc và làm giảm ngưỡng glucose ở thận và do đó làm tăng bài tiết glucose qua nước tiểu.
- Xigduo XR phối hợp 2 thuốc chống tăng đường huyết với cơ chế tác động bổ sung làm cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2: Dapagliflozin, một thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri - glucose 2 (SGLT2), và metformin hydroclorid, một thuốc thuốc thuộc nhóm biguanid.
Liều dùng - cách dùng của Thuốc Xigduo XR 10mg/1000mg
Cách dùng
Dùng đường uống
Liều dùng
- Liều khuyến cáo: Có thể điều chỉnh liều dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp nhưng không được quá liều tối đa hàng ngày là 10 mg dapagliflozin và 2000 mg metformin HCI.
- Bệnh nhân suy thận: Chống chỉ định dùng Xigduo® XR ở bệnh nhân mà độ lọc cầu thận ước tính dưới 60 ml/phút/1,73m2. Không cần điều chỉnh liều Xigduo® XR ở bệnh nhân có suy thận nhẹ (eGFR ≥ 60 ml/phút/1,73m2).
- Bệnh nhân suy gan: không khuyến cáo dùng.
- Trẻ em: chưa được thiết lập.
- Người cao tuổi: cần điều chỉnh theo tuổi tác.
Xử trí khi quên liều
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Xử trí khi quá liều
- Dapagliflozin: Không có báo cáo về quá liều trong quá trình phát triển lâm sàng của thuốc dapagliflozin. Trong trường hợp quá liều, hãy liên hệ với đơn vị chống độc của bệnh viện. Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cũng thích hợp. Việc loại bỏ dapagliflozin bằng lọc máu vẫn chưa được nghiên cứu.
- Metformin hydroclorid: Đã có xảy ra quá liều metformin hydroclorid, bao gồm tiêu hóa liều lượng > 50 g. Hạ đường huyết được báo cáo trong khoảng 10% trường hợp, nhưng không có thiết lập mối liên quan nhân quả với metformin hydroclorid. Nhiễm toan lactic đã được báo cáo trong khoảng 32% các trường hợp dùng quá liều metformin. Metformin có thể được thẩm tách với độ thanh thải lên đến 170 ml/phút trong điều kiện huyết động tốt. Do đó, lọc máu có thể hữu ích để loại bỏ các thuốc tích lũy từ những bệnh nhân mà nghi ngờ là quá liều.
Chỉ định của Thuốc Xigduo XR 10mg/1000mg
Thuốc Xigduo® XR 10 mg/1000 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Ðược chỉ định như là liệu pháp bổ sung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục để cải thiện kiểm soát đường huyết ở người trưởng thành bị đái tháo đường týp 2 khi thích hợp điều trị với cả dapagliflozin và metformin:
-
Ở bệnh nhân chưa kiểm soát tốt đường huyết với metformin đơn trị liệu ở liều dung nạp tối đa.
-
Phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác, kể cả insulin ở bệnh nhân chưa kiểm soát tốt đường huyết với metformin và các thuốc này.
-
Ở bệnh nhân đã được điều trị phối hợp dapagliflozin và metformin dưới dạng viên riêng lẻ.
Đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng thuốc Xigduo XR 10mg/1000mg: người lớn bị đái tháo đường type 2.
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Xigduo XR chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Dapagliflozin, một thành phần của thuốc, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thận của thai nhi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và ba. Metformine đi qua hàng rào nhau thai. Do đó không sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Không dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Dapagliflozin hoặc metformin không có hoặc không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Bệnh nhân nên được cảnh báo về nguy cơ hạ đường huyết khi dùng thuốc kết hợp với các loại thuốc hạ đường huyết khác mà đã được biết là có nguy cơ gây hạ đường huyết
Khuyến cáo
Tác dụng phụ
Rất thường gặp, ADR > 1/10
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết (khi sử dụng chung với SU hay insulin).
-
Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng về đường tiêu hóa.
Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10
-
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trên da và phần phụ: Viêm âm hộ - âm đạo, viêm quy đầu và các nhiễm trùng đường sinh dục, Nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Rối loạn thần kinh: Rối loạn vị giác, chóng mặt.
-
Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban.
-
Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau lưng.
-
Rối loạn tại thận và đường tiết niệu: Tiểu khó, tiểu nhiều.
-
Cận lâm sàng: Tăng hematocrit, giảm độ thanh thải creatinin tại thận, rối loạn lipid máu.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trên da và phần phụ: Nhiễm nấm.
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm thể tích tuần hoàn, khát.
-
Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, khô miệng.
-
Rối loạn tại thận và đường tiết niệu: Tiểu đêm, suy thận.
-
Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: Ngứa âm đạo - âm hộ, ngứa đường sinh dục.
-
Cận lâm sàng: Tăng creatinin trong máu, tăng urê trong máu, giảm cân.
Hiếm gặp, 1/10000 ≤ ADR < 1/1000
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Tương tác thuốc
- Xigduo XR có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic, suy thận, hạ huyết áp, nhiễm toan ceton, nhiễm khuẩn tiết niệu và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tim.
- Đặc biệt cần thận trọng ở bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền hoặc đang sử dụng thuốc đồng thời.
- Tránh dùng trong một số tình huống như phẫu thuật, chụp cản quang iod, nhiễm khuẩn nặng, uống rượu quá nhiều.
- Không dùng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc ung thư bàng quang hoạt tính.
- Lưu ý nguy cơ hạ đường huyết, thiếu vitamin B12, nhiễm nấm sinh dục, tăng LDL-C. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Thận trọng
- Nhiễm toan lactic do metformin hiếm gặp nhưng nguy hiểm, chủ yếu ở bệnh nhân đái tháo đường suy thận. Dấu hiệu ban đầu không đặc hiệu (chuột rút, đau bụng, suy nhược), tiến triển thành khó thở, đau bụng, hạ nhiệt, hôn mê. Chẩn đoán dựa vào pH máu giảm, lactat máu > 5 mmol/L. Cần ngừng metformin ngay khi nghi ngờ và nhập viện cấp cứu.
Chống chỉ định
Thuốc Xigduo® XR 10 mg/1000 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần tá dược của thuốc.
-
Bất kỳ nhiễm toan chuyển hóa cấp tính (như nhiễm toan lactic, nhiễm toan ceton do đái tháo đường).
-
Tiền hôn mê do đái tháo đường.
-
Suy thận (GFR < 60 ml/phút).
-
Tình trạng cấp tính có khả năng thay đổi chức năng thận như: Mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
-
Bệnh cấp tính hay mãn tính có thể gây thiếu oxy mô như: Suy tim hoặc suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, sốc.
-
Suy gan.
-
Ngộ độc rượu cấp tính, chứng nghiện rượu.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.