Thành phần của Bisostad 2.5mg
Mỗi viên Thuốc Bisostad 2.5 chứa:
- Bisoprolol fumarat: 2.5mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Phân tích tác dụng thành phần:
- Bisoprolol: có khả năng ức chế chọn lọc thụ thể β1 - adrenergic, có tác dụng hạ huyết áp bằng cơ chế giảm tần số tim, giảm lưu lượng tim. Ngoài ra còn có tác dụng giảm phì đại thành tim, mạch nhờ ức chế thận giải phóng renin và giảm hoạt tính renin trong huyết tương.
Thuốc Bisostad 2.5 chứa Bisoprolol điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực
Liều dùng - cách dùng của Bisostad 2.5mg
Liều dùng:
Liều dùng |
|
Tăng huyết áp và đau thắt ngực |
- Liều khởi đầu: 2.5 - 5mg (1 - 2 viên Bisostad 2.5) ngày 1 lần. - Có thể tăng liều lên 10mg khi dùng 5ml không có hiệu quả. - Trong một số trường hợp nặng, có thể cân tăng liều lên 20ml ngày 1 lần. |
Suy tim mạn tính ổn định |
- Tăng liều nếu bệnh nhân dung nạp tốt. - Liều điều trị duy trì: 10mg Bisoprolol ngày 1 lần. - Liều dùng tối đa: 10mg Bisoprolol, 1 lần/ngày. |
Cách dùng: Thuốc Bisostad 2.5 được dùng đường uống, nên dùng buổi sáng cùng bữa ăn.
Xử trí khi quên liều: Khi quên uống một liều thuốc Bisostad 2.5 bạn hãy dùng ngay khi nhớ ra.
Xử trí khi quá liều:
- Triệu chứng: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp, suy tim sung huyết, co thắt khí quản và hạ đường huyết.
- Xử trí: Khi có biểu hiện quá liều thuốc Bisostad 2.5, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Mua ngay thuốc Bisostad 2.5 tại Pharmart.vn
Chỉ định của Bisostad 2.5mg
Thuốc Bisostad 2.5 có tác dụng làm giảm tần số tim, giảm lưu lượng tim sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực.
Đối tượng sử dụng
Chỉ định dùng thuốc Bisostad 2.5 trong các trường hợp sau:
- Người lớn bị tăng huyết áp và đau thắt ngực.
- Người bệnh suy tim mạn tính ổn định mức độ vừa đến nặng, kèm chức năng tâm thu thất trái suy giảm đã được điều trị cùng với các thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển và glycosid trợ tim.
Khuyến cáo
Tác dụng phụ:.
- Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, hoa mắt, cảm ngứa ran như kiến bò, xúc giác giảm, lo lắng, bồn chồn, buồn ngủ, giảm trí nhớ.
- Hệ thần kinh tự chủ: Miệng khô.
- Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim chậm, hồi hộp, khó thở, lạnh tay chân, mất thăng bằng, đau ngực, suy tim sung huyết.
- Tâm thần: Trầm cảm, mất ngủ.
- Tiêu hóa: Đau bụng, viêm dạ dày, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón).
- Cơ - xương khớp: Đau nhức lưng, cổ, cơ khớp, bụng co cứng, giật rung cơ.
- Da: Nổi ban, ngứa, kích ứng da, chàm, viêm bong tróc da, viêm mạch ở da.
- Giác quan: Rối loạn thị giác, chảy nước mắt bất thường, đau mắt, đau tai, ù tai, vị giác bất thường.
- Chuyển hóa: Bệnh Gout.
- Hô hấp: Ho, viêm mũi - họng, viêm xoang, co thắt khí quản, hen suyễn, viêm phế quản.
- Tiết niệu - sinh dục: Viêm bàng quang, thận đau quặn, bất lực.
- Toàn thân: Tăng cân, mệt mỏi.
Tương tác thuốc:
- Thuốc làm cạn kiệt Catecholamin (Reserpin, Quanethidin): dùng cùng thuốc Bisostad 2.5 làm tăng ức chế thụ thể Beta - adrenergic do đó làm giảm quá mức hoạt tính giao cảm gây hạ huyết áp nghiêm trọng.
- Rifampicin: làm tăng chuyển hóa thuốc Bisostad 2.5, giảm thời gian bán thải của Bisoprolol. Tuy nhiên, không cần thiết phải điều chỉnh liều khởi đầu khi dùng kết hợp.
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc Bisostad 2.5 trong trường hợp sau:
- Người bệnh cần điều trị co bóp tim mạch trong giai đoạn suy tim mất bù hoặc suy tim cấp.
- Bệnh nhân sốc tim.
- Người bệnh đang ở mức độ II hoặc III BIock nhĩ thất, Block xoang nhĩ.
- Bệnh lý suy nút xoang.
- Trước khi bắt đầu điều trị, đo nhịp tim bệnh nhân dưới 60 lần/phút .
- Huyết áp tâm thu dưới 100mmHg.
- Không dùng thuốc Bisostad 2.5 cho bệnh nhân bị hen phế quản nặng hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên giai đoạn cuối và hội chứng Raynaud.
- U tủy thượng thận.
- Người bệnh bị nhiễm toan chuyển hóa.
- Bệnh nhân quá mẫn với Bisoprolol hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Bisostad 2.5.
Thận trọng khi sử dụng:
- Bệnh nhân suy tim: Khi dùng thuốc Bisostad 2.5 có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim.
- Bệnh nhân không có tiền sử suy tim: Có thể gặp tình trạng suy tim khi điều trị bằng Bisoprolol. Cần ngừng dùng Bisoprolol khi có các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của suy tim. Một vài trường hợp điều trị suy tim, có thể tiếp tục sử dụng thuốc chẹn beta khi kết hợp với các thuốc khác.
- Ngừng điều trị với thuốc Bisostad 2.5 đột ngột: Khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc chẹn Beta một cách đột ngột sẽ làm nặng lên tình trạng bệnh đau thắt ngực, người bị bệnh động mạch vành có thể bị nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp thất, làm nặng hơn tình trạng cường chức năng tuyến giáp.
- Bệnh mạch máu ngoại vi: Khi dùng thuốc Bisostad 2.5 có thể gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng thiếu máu động mạch.
- Bệnh co thắt phế quản: Có thể điều trị bằng Bisoprolol nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc không thể dung nạp với các thuốc chống tăng huyết áp khác và thận trọng khi dùng thuốc, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân đái tháo đường và hạ glucose huyết: Cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc Bisostad 2.5 do có thể làm tăng mức hạ đường huyết.
- Bệnh cường chức năng tuyến giáp: Khi dùng thuốc Bisostad 2.5 có thể làm che lấp triệu chứng lâm sàng tim đập nhanh của bệnh cường giáp.
- Gây mê và đại phẫu thuật: Cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc gây mê như Ether, Cycloropram và Tricloroethylen nếu bệnh nhân vẫn cần phải tiếp tục điều trị với Bisoprolol lúc gần phẫu thuật do có thể làm suy giảm chức năng cơ tim.
- Nguy cơ xảy ra phản ứng phản vệ: Bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ nặng với các dị nguyên khác nhau có thể phản ứng mạnh hơn sau khi dùng thuốc Bisostad 2.5 do đó cần thận trọng khi sử dụng
Những lưu ý khi dùng thuốc Bisostad 2.5 cho đối tượng đặc biệt:
- Người lái xe và vận hành máy móc: Cần thận trọng sau khi dùng thuốc Bisostad 2.5.
- Phụ nữ có thai: Chỉ dùng thuốc Bisostad 2.5 khi có chỉ định của bác sĩ.
- Phụ nữ cho cho bú: Không dùng thuốc Bisostad 2.5 cho đối tượng này.
Bảo quản
Thuốc Bisostad 2.5 được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.