Những điều cần biết và cần làm khi trở thành F0, F1

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
12/03/2024 - 311 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Với sự gia tăng chóng mặt của những ca nhiễm Covid như hiện nay thì việc cách ly tại nhà với đối tượng F0, F1 đang được triển khai phổ biến để giảm quá tải tại các cơ sở y tế. Vậy, nếu “bỗng dưng” một ngày trở thành F0, F1 và phải cách ly tại nhà thì bạn cần chuẩn bị những gì và nên làm gì? Pharmart.vn xin giải đáp qua bài viết dưới đây!

Điều trị triệu chứng là mục tiêu đầu tiên khi phát hiện mắc Covid-19.

Điều trị triệu chứng là mục tiêu đầu tiên khi phát hiện mắc Covid-19.

Mục tiêu điều trị khi mắc Covid

  • Hầu hết là điều trị triệu chứng: có triệu chứng nào thì sử dụng thuốc giải quyết vấn đề đó:
    • Hạ sốt: Khi nhiệt độ trên 38 độ C, hạ sốt với Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
    • Ho, đau rát họng: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm thảo dược như: Xuyên tâm liên, Xịt keo ong, Siro ho…
    • Cảm cúm: Lưu ý vệ sinh mũi họng thường xuyên, không nên quá lạm dụng xông thảo dược để tránh gây kích ứng đường hô hấp. Một số sản phẩm thuốc có thể sử dụng để điều trị triệu chứng cảm cúm cho như: Panadol cảm cúm, Tiffy, Decolgen…
  • Điều trị trực tiếp nguyên nhân gây bệnh virus:
    • Với người đã tiêm ít nhất 2 liều vaccine, khoẻ mạnh: hỗ trợ cơ thể tự sinh kháng thể diệt virus bằng cách bổ sung sản phẩm tăng cường đề kháng cơ thể (Vitamin C, Vitamin tổng hợp...), tăng miễn dịch đường hô hấp và lưu ý về sinh đường hô hấp thường xuyên.
    • Với người chưa tiêm vaccine, người cao tuổi có bệnh nền và nhóm người chấp nhận được tác dụng phụ: dùng thuốc kháng virus.

Danh sách thuốc gợi ý sử dụng được liệt kê dưới đây.

Một số câu hỏi và giải đáp cần đọc kỹ trước khi lựa chọn sử dụng thuốc

1. Có cần dùng thuốc chống đông máu, chống viêm không?

Đây không phải thuốc điều trị nguyên nhân hay triệu chứng trực tiếp của bệnh. Mục tiêu của nó là giải quyết hệ quả phía sau - BÃO CYTOKINE, một loại phản ứng miễn dịch "quá khích" của cơ thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Vậy khi nào cần uống thuốc chống viêm, chống đông máu? Khi phát hiện có dấu hiệu suy hô hấp, thiếu oxy và ĐÃ THAM KHẢO Ý KIẾN BÁC SĨ. Một số dấu hiệu suy hô hấp có thể tự phát hiện tại nhà khi chưa được nhập viện và theo dõi bởi bác sĩ là:

  • Sốt trên 38,5 độ C
  • Cánh mũi thở phập phồng, nhịp thở nhanh:
    • Trẻ 1–5 tuổi: Nhịp thở ≥ 40 lần/phút
    • Trẻ 5-12 tuổi: Nhịp thở ≥ 30 lần/phút
    • Người trên 12 tuổi: Nhịp thở ≥ 20 lần/phút
  • Cảm giác khó thở, rút lõm lồng ngực.
  • Lờ đờ, bỏ ăn uống, với trẻ nhỏ thường khóc lịm, bỏ bú.
  • Môi và các đầu ngón chân, ngón tay tím tái.
  • Chỉ số SpO2 dưới 96%

2. Có bắt buộc uống thuốc kháng virus không?

Điều đầu tiên cần ghi nhớ: Không phải ai cũng cần sử dụng thuốc kháng virus!

Nếu sử dụng thuốc kháng virus thì chắc chắn sẽ nhanh hết bệnh hơn, tuy nhiên cần cân nhắc giữa tác dụng và nguy cơ. Đặc biệt hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng virus trôi nổi, chưa được Bộ Y tế cấp phép và nghiên cứu lâm sàng chưa hoàn thiện nên có nhiều ảnh hưởng tới sinh sản và sự phát triển của thai nhi, trẻ nhỏ. 

Còn nếu lựa chọn không dùng thuốc kháng virus thì nên bổ sung sản phẩm tăng đề kháng để hỗ trợ cơ thể tự sinh kháng thể diệt virus.

Molnupiravir là thuốc kháng virus Covid-19 đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Molnupiravir là thuốc kháng virus Covid-19 đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

3. Tác dụng phụ của thuốc kháng virus Molnupiravir là gì?

Đây là thuốc mới, do đó chưa đủ thời gian đánh giá tác động về lâu dài ra sao khi nó diệt virus theo cơ chế biến đổi mã gen, nên sẽ có 3 nguy cơ như sau:

  1. Gây dị tật cho thai nhi, trẻ em đang trong quá trình phát triển
  2. Tăng nguy cơ gây dị tật cho con, cháu thế hệ sau (khi bạn là người dùng thuốc)
  3. Tăng nguy cơ ung thư

4. Ai tuyệt đối không nên dùng thuốc kháng virus?

- Trẻ nhỏ, trẻ dưới 18 tuổi

- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

- Người có mong muốn có con/thụ tinh trong 100 ngày tới (cả nam lẫn nữ)

5. Ai có thể dùng thuốc kháng virus?

- Người cao tuổi có bệnh lý nền (tiểu đường, huyết áp, ung thư…) mắc Covid-19, nên dùng sớm ngay từ khi phát hiện bệnh, để ngăn bệnh trở nặng bởi khi đó sẽ khó xử lý. Mặt khác, vấn đề tác dụng phụ về sinh sản hay biến đổi gen sau thời gian dài cũng không có nhiều ý nghĩa với nhóm bệnh nhân này.

- Người chưa tiêm vaccine, bệnh dễ trở nặng, chấp nhận được tác dụng điều trị hơn tác dụng phụ.

- Người đã hiểu rõ các nguy cơ về tác dụng phụ nhưng vẫn chấp nhận sử dụng (nhóm bệnh nhân này sẽ tự chịu những nguy cơ về sức khỏe).

Danh mục thuốc cần có để điều trị tại nhà khi mắc Covid-19

Nhóm sản phẩm theo dõi tình trạng sức khỏe

1

Kit test nhanh - Tự theo dõi tình hình nhiễm và hết virus

Lấy mẫu test bằng dịch tỵ hầu (mũi) sẽ chính xác và ít thao tác hơn là lấy mẫu nước bọt

Video hướng dẫn chi tiết

- Ngửa cổ, nín thở hoặc hít sâu thì sẽ bớt thấy khó chịu.

- Mô tả cách lấy test: ngửa đầu, cho từ từ que vào cho tới khi cảm thấy bị chạm, không tiến lên được nữa thì đã đúng chỗ. Sau đó mình quay que lấy mẫu vài vòng rồi giữ yên 5-10s là lấy ra được (lúc này thấy que chạm "vách" hơi khó chịu, có thể có phản xạ chảy nước mắt tại bên lấy mẫu)

- Khi cho que chứa dịch tỵ hầu mới lấy mẫu vào ống chứa dung dịch đệm, mình phải để que sát với thành ống, bóp và quay 10 vòng cho chúng tiếp xúc đủ với nhau.

2

Nhiệt kế - Theo dõi nhiệt độ

- Kẹp nách đối với nhiệt kế truyền thống, nhiệt kế điện tử hoặc dùng nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ qua tai và trán. Tham khảo một số loại nhiệt kế tại đây.

- Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày và khi thấy mệt mỏi, thở nhanh, khó thở.

Không nên dùng loại nhiệt kế phải ngậm vào miệng để hạn chế lây nhiễm.

3

Máy đo SpO2 - Theo dõi chỉ số SpO2 để phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy thầm lặng (người lớn, sức khoẻ tốt hay yếu thì đều cần)

- Beurer P030

- iMediCare iOM-A6

- Jumper JPD-500D (LED/OLED)

Tham khảo một số loại máy đo SpO2 tại đây.

Cách dùng:

- Mở máy đo SpO2, xác định xem đèn hồng ngoại ở bên trên hay bên dưới mặt trong của máy.

- Cho 1 ngón tay vào trong vùng đo của máy, sao cho mặt trong của ngón tay tiếp xúc với mặt có đèn hồng ngoại. Lưu ý để sao cho ngón tay khớp với khoảng trống bên trong máy, giữ yên máy và bàn tay trên bề mặt phẳng, không di chuyển trong lúc đo.

- Tay còn lại ấn vào nút trên màn hình để bật máy. Sau đó máy sẽ sáng đèn, chờ hiện kết quả đo ổn định.

- Đọc kết quả. Rút ngón tay ra khỏi máy (máy sẽ tự tắt đèn sau khoảng 30 giây)

- Có thể đo bằng nhiều ngón để kiểm tra kết quả


Cách đọc kết quả: Máy hiện 2-3 chỉ số:

- Chỉ số SpO2 - tức nồng độ oxy bão hòa trong máu. Mức bình thường là 96% trở lên. Do vậy nếu nó hiện số từ 95% trở xuống thì phải báo mọi người vì có nguy cơ thiếu oxy thầm lặng (lúc đó bản thân mình có thể chưa thấy khó thở nhưng trong phổi bắt đầu thiếu oxy) và tập thở.

- Chỉ số nhịp tim: Chỉ số này luôn giao động, đặc biệt tăng nhanh khi gắng sức hoặc hoạt động mạnh, thiết oxy. Nhịp tim bình thường trong khoảng 60-100. Nếu kết quả đo trên 100 hoặc dưới 60 thì cũng cần chú ý và báo lại nhân viên y tế.

- Chỉ số tưới máu tới các cơ quan - PI

 

Hướng dẫn tập thở (khi nồng độ SpO2 xuống dưới 96% đã cần tập thở chứ không đợi tới khi khó thở): video hướng dẫn chi tiết.

 

Nhóm thuốc dự phòng cho F0 có nguy cơ trở nặng

4

Thuốc chống viêm:

- Medrol 16mg

- Dexamethason 0,5 mg (viên nén)

- Methylprednisolon 16 mg (viên nén)

- Số lượng: 6 viên (dự phòng 3 ngày)

- Liều dùng: tùy và hướng dẫn của từng sản phẩm.

 

 

Thuốc chống đông máu - 

Thuốc Rivaroxaban 10mg

- Số lượng: 3 viên (dự phòng 3 ngày)

- Liều dùng: 01 viên uống sáng

6

Thuốc kháng virus Monulpiravir:

- Movinavir 200 mg Mekophar (hộp 10 vỉ x 10 viên)

- Molnuporavir Stella 400mg (1 vỉ hoặc 2 vỉ x 10 viên)

- Molravir 400mg Boston (1, 2, 5 vỉ x 10 viên/vỉ)

- Liều dùng khuyến cáo của BYT: 800mg Molnupiravir mỗi 12 giờ, liệu trình sử dụng trong 5 ngày.

- Xử trí khi quên liều: Nếu quên một liều trong vòng 10 giờ so với thời điểm cần sử dụng thuốc, bệnh nhân nên uống ngay khi có thể và tiếp tục uống theo chế độ liều thông thường. Nếu quá 10 giờ, bệnh nhân không nên uống lại liều đã quên mà cần uống liều kế tiếp theo lịch trình. Không dùng gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

- Lưu ý:

  • Nên uống Molnupiravir sớm nhất có thể sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19 và trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng
  • Không sử dụng Molnupiravir quá 5 ngày liên tiếp.
  • Không sử dụng Molnupiravir để dự phòng trước hay sau phơi nhiễm.

 

Nhóm thuốc điều trị các triệu chứng phổ biến:

7

Thuốc hạ sốt, giảm đau mỏi cơ - Thuốc Paracetamol 500 hoặc 650mg

- Dùng khi sốt từ 38,5 độ C: uống 1 viên; nếu vẫn còn sốt thì uống thêm sau 4-6 tiếng.

- Một ngày dùng tối đa 4 lần

- Nếu vẫn sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên (dù đã uống hạ sốt) thì cần liên hệ TTYT

- Chỉ dùng khi sốt trên 38,5 độ

- Hướng dẫn dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ em của BV Nhi TW: video hướng dẫn chi tiết

8

Bù nước và điện giải khi bị sốt quá cao hoặc tiêu chảy - Oresol

- Dùng khi sốt từ 38,5 độ C hoặc bị tiêu chảy: pha 1 gói với 200ml nước sôi để nguội và uống trong ngày.

Không nên quá lạm dụng, sử dụng quá liều ghi trên bao bì có thể gây rối loạn điện giải

9

Thuốc giảm triệu chứng cảm cúm (sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, đau mỏi cơ) 

- Uống 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày

- Mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 tiếng

- Một số thuốc khuyên dùng: Tiffy, Decolgen, panadol cảm cúm…

- Trong thành phần một số thuốc đã có sẵn Paracetamol, vì vậy NẾU UỐNG THUỐC CẢM CÚM NÀY THÌ KHÔNG DÙNG RIÊNG PARACETAMOL Ở TRÊN ĐỂ TRÁNH QUÁ LIỀU

- Đối với trẻ em, nên xem Hướng dẫn dùng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ em của BV Nhi TW: video hướng dẫn chi tiết

10

Thuốc giảm ho, đau rát họng - Bổ phế, xịt keo ong, xuyên tâm liên...

Theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm cụ thể

- Nên sử dụng các sản phẩm thảo dược như: Bổ phế Nam Hà, Bảo Thanh, Vegtin Xuyên tâm liên...

- Đối với trẻ em có thể sử dụng: Ích Nhi, Prospan…

11

Thảo dược hoặc viên xông mũi họng - Xông tinh dầu thông thoáng đường thở, giúp nhanh hết triệu chứng

Theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm cụ thể

- Dùng viên xông có sẵn hiệu quả và tiện dụng hơn đun lá vì hàm lượng tinh dầu cao hơn.

- Tuy nhiên không nên quá lạm dụng việc xông mũi họng để tránh kích ứng đường hô hấp

- Nếu không có viên xông/thảo dược, có thể nhỏ trực tiếp 2 - 3 giọt dầu (phật linh, trường sơn…) vào chậu nước nóng để xông.

12

Vitamin C, ZinC, Vitamin tổng hợp dạng viên uống hoặc viên sủi - Tăng cường đề kháng cơ thể nói chung

Theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm cụ thể

- Một số sản phẩm khuyên dùng: Sủi A-Z Doppelherz, BioC Blackmores, DHC Multivitamin...

- Nếu sử dụng viên sủi thì không nên uống sau 15h chiều, đặc biệt không uống vào buổi tối để tránh gây sỏi thận.

13

Nước muối sinh lý - Vệ sinh mũi họng

- Để rửa mũi: dùng trực tiếp (không cần pha loãng) xịt vào từng bên mũi

- Để súc miệng - họng: đổ ra cốc sau đó súc miệng - họng

- Súc họng và rửa mũi với nước muối trước khi sử dụng các sản phẩm có tác dụng điều trị với mũi, họng (mục 14)

- Nên mua loại có đầu nhọn, sẽ dễ bóp/xịt để rửa mũi.

- Nếu bị nghẹt mũi nhiều thì sử dụng Otrivin (lưu ý đọc kỹ liều và HDSD vì đây là thuốc)

14

Dung dịch có chứa Betadine hoặc Chlorhexidine - Sát trùng đường họng

Theo hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm cụ thể, thường là 2 lần/ngày, sau khi đánh răng để làm sạch khoang miệng.

Đây đều là những dung dịch không được nuốt và không nên súc miệng lại với nước muối/nước.

 

Nhóm thiết bị vật tư y tế giúp hạn chế lây nhiễm

15

Cồn hoặc dung dịch tự pha - Sát trùng, khử khuẩn

Xịt tay và các bề mặt tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm như tay nắm cửa, vịn cầu thang...

- Mua can cồn 70 độ rồi chiết vào bình nhỏ có vòi xịt để tiện sử dụng

- Dung dịch khử khuẩn tự pha: pha bột Cloramin B với nước theo tỷ lệ là 0.25 g và 25 lít nước, để yên 15 phút rồi chiết ra chai nhỏ dạng xịt để tiện sử dụng.

16

Khẩu trang y tế - Hạn chế lây nhiễm

Thay khẩu trang 1-2 chiếc/ngày

17

Găng tay y tế - Hạn chế lây nhiễm

Dùng để lấy mẫu khi test tại nhà

18

Túi rác đựng đồ y tế - Đựng riêng rác y tế, đặc biệt là bộ kit test sau khi sử dụng

Gom rác y tế chung vào 1 túi, để riêng để báo cho TTYT tới lấy xử lý hoặc gia đình chủ động đốt. Nếu cẩn thận thì những đồ nguy cơ cao (như dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm covid) có thể xịt sát trùng bằng cồn rồi sau đó gom vào túi rác y tế.

19

Kính chắn giọt bắn - Chắn giọt bắn, giảm nguy cơ lây nhiễm virus

Đeo khi giao tiếp với người khác để hạn chế lây nhiễm qua giọt bắn

Một số lưu ý về dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Tháp dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Theo Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế, người F0, F1 nên:

  • Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường
  • Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...
  • Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.
  • Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy, ưu tiên uống nước ấm

Một số lưu ý về vệ sinh nơi ở, xử lý chất thải khi có F0 cách ly, điều trị tại nhà

- Bộ đồ ăn của người mắc covid-19 nên dùng riêng, rửa riêng và cất ở vị trí riêng.

- Về xử lý đồ vải, quần áo của F0, nên giặt riêng và có thể sử dụng dung dịch khử khuẩn. Khi giặt đồ cho F0 nên lưu ý đeo găng tay y tế và khẩu trang, giặt với nước ấm và nên sấy hoặc phơi khô hoàn toàn.

- Về vấn đề vệ sinh, tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh khu vực của mình với dung dịch khử khuẩn.

Trên đây là những giải đáp và danh mục các sản phẩm cần chuẩn bị khi F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà. Hy vọng những thông tin Pharmart.vn liệt kê sẽ giúp ích được cho bạn và người thân trong thời điểm dịch bệnh Covid, hãy lưu ý thực hiện 5K và giữ gìn sức khỏe nhé!

Bài viết mang tính chất tham khảo do Dược sĩ Pharmart.vn tổng hợp.

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan