Thành phần của Thuốc Vipocef 100
Thành phần
- Cefpodoxim 100mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dược động học
Hấp thu:
- Hấp thu qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng của thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Phân bố:
- Phân bố được vào mô mềm, amidan, phổi, dịch màng phổi.
Chuyển hóa:
- Cefpodoxim được chuyển hóa tại gan.
Thải trừ:
- Thải trừ qua thận, thời gian bán thải của thuốc khoảng 3 giờ.
Dược lực học
Nhóm thuốc:
- Cefpodoxim có phổ tác dụng của nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3
Cơ chế tác dụng:
- Thuốc tác dụng tốt đối với vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương. Cefpodoxim bền với cả các vi khuẩn sinh beta- lactamase và penicilinase. Thuốc gắn vào các protein đích (PBP) từ đó gây ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn, vi khuẩn không có thành bảo vệ sẽ bị chết đi.
Liều dùng - cách dùng của Thuốc Vipocef 100
Cách dùng
- Dùng đường uống sau ăn.
Liều dùng
Người lớn:
- Bệnh nhân nhiễm viêm hô hấp trên, kể cả viêm amiđan và viêm họng: 1 viên/lần, ngày uống 2 lần. Điều trị trong vòng 10 ngày.
- Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: 2 viên/lần, ngày uống 2 lần. Uống thuốc duy trì trong 14 ngày.
- Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: liều duy nhất 2 viên.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng: 1 viên/lần, ngày uống 2 lần, điều trị trong 7 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 4 viên/lần, ngày uống 2 lần, thời gian điều trị từ 7-14 ngày.
Trẻ em:
- Trẻ mắc viêm tai giữa cấp tính: 10 mg/kg/ngày (tối đa 4 viên/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.
- Viêm họng và viêm amiđan: 10 mg/kg/ngày (tối đa 2 viên/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày
Xử trí khi quên liều
Khi bạn quên dùng một liều, hãy dùng sớm nhất có thể. Nếu quá gần với liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc theo kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều để bù cho liều đã bị bỏ lỡ
Xử trí khi quá liều
Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, dùng quá liều thuốc thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và có những biện pháp xử trí triệu chứng kịp thời
Chỉ định của Thuốc Vipocef 100
Thuốc được chỉ định dùng trong các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: đau họng, viêm amidan, viêm xoang cấp, viêm phổi cấp mắc tại cộng đồng, viêm tai giữa cấp.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu chưa có biến chứng.
- Bệnh lậu cấp, chưa biến chứng và bệnh lậu ở niệu đạo.
- Nhiễm khuẩn, viêm da và các tổ chức da
Đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng của Cipocef 100 được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm đường tiết niệu, bệnh lậu...
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Chưa có đầy đủ dữ liệu chứng minh tính an toàn của thuốc với các đối tượng này. Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và bác sĩ cần cân nhắc tỷ lệ lợi ích/nguy cơ trước khi bắt đầu điều trị cho bệnh nhân bằng Vipocef 100
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Chưa có thông tin.
Khuyến cáo
Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây cho người dùng một số tác dụng không mong muốn như sau:
- Người dùng thường dễ gặp các tác dụng phụ liên quan đến rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi,...
- Trong một số trường hợp ít gặp hơn, thuốc có thể khiến người bệnh gặp phản ứng phản vệ, phù mạch, sốt, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thời gian prothrombin kéo dài.
- Một vài trường hợp cũng có thể gặp hội chứng Stevens-Johnson.
Tương tác thuốc
Vipocef 100 cần phải lưu ý khi sử dụng cùng với các thuốc sau do có thể gặp các tương tác bất lợi:
- Thuốc kháng acid, thuốc ức chế histamin H2: giảm nồng độ Cefpodoxim trong máu.
- Thuốc gây độc thận: tăng khả năng gây độc cho thận
- Probenecid: tăng nồng độ kháng sinh trong máu.
- Xét nghiệm: gây dương tính giả.
Thận trọng
- Chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi.
- Không cần điều chỉnh liều với người cao tuổi, trừ khi bệnh nhân có suy giảm chức năng thận.
- Lạm dụng thuốc có thể gây bội nhiễm vi khuẩn không nhạy cảm hoặc nấm.
- Người bệnh cần tuân thủ thời gian điều trị, không tự ý ngưng dùng thuốc.
Chống chỉ định
Thuốc Vipocef 100 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bệnh dị ứng hay có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân từng dị ứng với các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin hay beta-lactam.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.