Bầu có tiêm cúm được không? Những lưu ý quan trọng cần biết

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
22/05/2025 - 8 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Nguyễn Thúy Quỳnh Như

Chịu trách nhiệm về nội dung

Dược sĩ: Nguyễn Thúy Quỳnh Như

Dược sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh Như hiện đang là chuyên viên tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc Pharmart.vn 212 Nguyễn Thiện Thuật.

Vấn đề “bầu có tiêm cúm được không?” luôn nhận được sự quan tâm lớn từ mọi người. Bởi vì đây là giai đoạn nhạy cảm, sức đề kháng của người mẹ yếu hơn bình thường. Tuy nhiên, hiện đã có rất nhiều loại vacxin an toàn được sử dụng trong thời kỳ mang thai mà các mẹ yên tâm bảo vệ sức khỏe của mình.

Bà bầu có tiêm cúm được không?

Bà bầu có tiêm cúm được không? Câu trả lời là “Có”. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể tiêm phòng cúm nếu không trong các trường hợp chống chỉ định. Vacxin cúm được chuyên gia khuyến nghị cho phụ nữ có thai để bảo vệ cả mẹ và bé khỏi những biến chứng nguy hiểm do virus cúm. 

Khi bà bầu mắc cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng lên cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc tiêm phòng cúm trước hay trong giai đoạn mang bầu đều vô cùng cần thiết vì:

  • Thai phụ là đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao do hệ miễn dịch suy yếu. Khi đó, tình trạng của người mẹ sẽ nặng hơn, dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản. Ngoài ra, bị cúm trong thời kỳ mang thai cũng tăng nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân, sảy thai, thai chết lưu,...

  • Khi được tiêm phòng cúm, vacxin giúp cơ thể người mẹ tạo ra kháng thể. Kháng thể này sẽ qua nhau thai và sữa mẹ giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời. Vì lúc đó, hệ miễn dịch của trẻ yếu mà trong 6 tháng đầu không thể tiêm phòng cúm.

  • Hiện tại, vacxin cúm đã được WHO, CDC và Bộ Y tế Việt Nam khuyến nghị tiêm cho phụ nữ có thai. Trong đó, WHO nhấn mạnh phụ nữ mang thai là đối tượng ưu tiên tiêm vacxin cúm cao nhất. 

Biểu đồ tỷ lệ PNCT, sau sinh chưa tiêm phòng cúm phải nhập viện

Biểu đồ tỷ lệ PNCT, sau sinh chưa tiêm phòng cúm phải nhập viện

 

Các loại vắc xin phòng cúm cho bà bầu

Tiêm vacxin phòng cúm là cách an toàn, đơn giản để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Khi thực hiện tốt, tiêm phòng cúm có thể giúp mẹ bầu giảm tới 72% nguy cơ nhập viện do bị cúm. Một số loại vacxin thông dụng cho PNCT hiện đang được lưu hành tại nước ta gồm:

Tên vắc xin

Xuất xứ

Loại vắc xin

Chủng cúm phòng ngừa

Giá tham khảo (VNĐ/liều)

Vaxigrip tetra

Sanofi Pasteur, Pháp

Vacxin bất hoạt

4 chủng: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Victoria, Yamagata).

360.000 VNĐ/liều

Ivacflu-S

Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế IVAC, Việt Nam

Vacxin bất hoạt

3 chủng gồm: cúm A(H3N2), cúm A(H1N1),và cúm B (Victoria/Yamagata).

200.000 VNĐ/liều

Influvac Tetra

Abbott, Hà Lan

Vacxin bất hoạt

4 chủng gồm: cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria)

360.000 VNĐ/liều

GCFLU Quadrivalent

Green Cross, Hàn Quốc

Vacxin bất hoạt

4 chủng gồm: cúm A (H1N1, H3N2) và virus cúm B (Victoria và Yamagata).

350.000 VNĐ/liều

 

Lưu ý quan trọng:

  • Để biết tiêm phòng cúm khi mang thai có an toàn không, trước khi thực hiện mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng sức khỏe trước. 

  • Mẹ bầu nên ưu tiên vắc xin tứ giá (4 chủng) để có được khả năng bảo vệ rộng hơn. Không những vậy, những chủng phòng đều dễ gây ra biến chứng nghiêm trọng trên cả mẹ và bé. 

  • Hiện tại, các vacxin cúm đều được sản xuất theo công nghệ bất hoạt. Tức là không chứa virus sống nên hoàn toàn an toàn cho thai kỳ dù sức đề kháng của người mẹ không tốt.

  • Các vắc xin trên có thể tiêm cho phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian đầu, mũi tiêm nên được thực hiện sau tuần thứ 14 của thai kỳ.

Các loại vacxin tiêm phòng cúm đã có mặt ở trung tâm tiêm chủng

Các loại vacxin tiêm phòng cúm đã có mặt ở trung tâm tiêm chủng

 

Khi nào mẹ bầu nên tiêm phòng cúm?

Khi đã biết bầu có tiêm cúm được không? thì vấn đề tiếp theo mà mọi người cần quan tâm chính là thời điểm tiêm phù hợp. Thông thường, mũi tiêm sẽ vào sau tháng thứ 3 của thai kỳ nhưng còn tùy vào mẹ bầu đã tiêm phòng trước đó hay chưa. Ngoài ra, còn cần phải nhắc lại 1 mũi mỗi năm 1 lần để đảm bảo lượng kháng thể cũng như khả năng phòng bệnh. 

Lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu đánh giá theo từng giai đoạn mang thai cụ thể như sau: 

Thời điểm mang thai

Có thể tiêm cúm không?

Lưu ý

3 tháng đầu (0 - 12 tuần)

Không nên

Trong 3 tháng đầu, thai nhi ở thời kỳ phát triển mạnh và luôn có nhiều yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng. Do đó, không nên tiêm vào 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho bé.

3 tháng giữa (13 - 27 tuần)

Nên

Thời điểm này thai nhi đã ổn định hơn, có thể thực hiện tiêm phòng. Hiệu quả của vacxin vừa đủ đến hết chu kỳ mang thai. 

3 tháng cuối (28 - 40 tuần)

Nên

Bà bầu có thể tiêm vacxin phòng cúm vào 3 tháng cuối của thai  kỳ. Vì hiệu quả kéo dài ít nhất 5 - 6 tháng cũng sẽ giúp bảo vệ người mẹ trong thời gian đầu khi mới sinh.

 

Một số băn khoăn của mẹ bầu khi tiêm phòng cúm

Bên cạnh, bầu có tiêm cúm được không?, còn nhiều vấn đề khác cũng được mọi người quan tâm rất nhiều. Trong đó, sự an toàn khi tiêm phòng với cả mẹ và bé cũng là mối lo ngại hàng đầu của các mẹ.

Tiêm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bạn lo lắng Tiêm phòng cúm khi mang thai có an toàn không? thì câu trả lời là “có”. Vì vacxin sử dụng là loại bất hoạt, trong mũi tiêm không chứa virus sống nên sẽ tránh được nguy hiểm đến cả mẹ và bé.

Cả mẹ và bé đều được an toàn khi tiêm phòng cúm đầy đủ

Cả mẹ và bé đều được an toàn khi tiêm phòng cúm đầy đủ

Mẹ bầu đã tiêm cúm trước khi mang thai có cần tiêm lại không? 

Mẹ bầu đã tiêm cúm trước khi mang thai có thể cần tiêm phòng lại tùy vào thời điểm tiêm và loại cúm mùa lúc đó. Bởi vì, các loại vacxin thường chỉ bảo vệ được trong khoảng 6 - 12 tháng. Nên mỗi năm, mọi người nên tiêm phòng cúm nhắc lại 1 lần.

Có nên lo lắng về tác dụng phụ sau tiêm không?

Khi tiêm phòng cúm có thể xuất hiện đau, sưng đỏ tại chỗ, sốt nhẹ, mệt mỏi,...Các triệu chứng này thường nhẹ và tự khỏi sau 1 - 2 ngày mà không cần can thiệp. Do đó, các mẹ không cần lo lắng quá mức về tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm mùa. 

Tiêm phòng vacxin cúm cho bà bầu ở đâu?

Phụ nữ mang thai tiêm vacxin cúm ở đâu an toàn, hợp lý? Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên đến bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín. Tại đây có đầy đủ bác sĩ, chuyên gia để thăm khám, tư vấn và theo dõi trước, sau tiêm cho mọi người. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi “bầu có tiêm cúm được không?”. Việc tiêm phòng không chỉ giúp bảo vệ mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai mà còn cung cấp lượng kháng thể cần thiết cho trẻ sơ sinh. Do đó, việc tiêm phòng là rất cần thiết, không nên bỏ qua để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan