Bí quyết cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
03/06/2023 - 42 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

Dược sĩ Ngô Anh Thư tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng trường cao đẳng Dược Phú Thọ. Đến nay, chị đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề.

Khi mang thai thì người mẹ sẽ phải gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và cả tâm lý. Chính những thay đổi trong chế độ sinh hoạt, tâm lý có thể sẽ gây nên bệnh đau dạ dày. Dưới đây sẽ là những bí quyết giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai mà mẹ bầu nên biết.

Lý giải nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau dạ dày, và một số nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến như: 

  • Do ốm nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, là thời điểm nhạy cảm nhất và nhiều mẹ bầu sẽ bị ốm nghén với các triệu chứng như nôn nhiều, buồn nôn. Và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, từ đó khiến dạ dày bị co bóp quá nhiều, gây tăng tiết dịch vị và gây các cơn đau. 
  • Do nội tiết tố tăng cao đột ngột: Hormone progesterone trong thai kỳ sẽ có xu hướng tăng đột ngột. Và nó sẽ dễ khiến nhu động ruột giảm, tăng áp lực lên ổ bụng và kích thích dạ dày co bóp quá mức. 
  • Do sự giãn nở của tử cung: Trong suốt quá trình thai kỳ, tử cung của mẹ bầu sẽ giãn nở để có đủ không gian cho thai nhi, và điều này cũng sẽ tăng áp lực lên ổ bụng, khiến ống hậu môn cũng như dạ dày bị kích thích.
  • Do thói quen ăn uống: Mẹ bầu thường sẽ ăn nhiều hơn trong thai kỳ, một số sẽ thích ăn chua hay ăn đêm. Và đây cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
  • Do tâm lý căng thẳng: Tâm lý của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai rất dễ nhạy cảm, hay căng thẳng, từ đó tăng áp lực lên các dây thần kinh não và ruột. Và kết quả sẽ gây ra tình trạng đau bao tử khi mang thai.  
  • Do nhiễm vi khuẩn: Trong thời kỳ mang thai thì hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ suy giảm, đây cũng là cơ hội để vi khuẩn H.P gây đau dạ dày xâm nhập vào cơ thể. 

Ốm nghén có thể gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai

Ốm nghén có thể gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai

 

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai

Trong thai kỳ thì nhiều mẹ bầu sẽ dễ bị ốm nghén và các biểu hiện của ốm nghén cũng khá giống với biểu hiện của đau dạ dày. Chính vì vậy, dưới đây sẽ là một số biểu hiện khác biệt để mẹ bầu có thể phân biệt được: 

  • Buồn nôn có kèm ợ chua, ợ nóng: Nhiều mẹ bầu tưởng rằng buồn nôn chỉ là biểu hiện của ốm nghén, Tuy nhiên buồn nôn sẽ chỉ xuất hiện ở những tháng thai kỳ đầu. Và nếu buồn nôn kèm ợ chua, ợ nóng thì rất có thể nó sẽ là biểu hiện của đau dạ dày khi mang thai.
  • Dạ dày nóng rát: Nhiều mẹ bầu khi đau dạ dày sẽ gặp tình trạng đầy hơi, cảm giác nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. 
  • Đau dạ dày cả khi đói và khi no: Đau dạ dày khi mang thai tưởng chừng sẽ chỉ là những cơn đau khi đói. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau nóng rát ở vùng bụng kể cả khi đói và khi no.
  • Chướng bụng: Khi dạ dày bị tổn thương thì việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên kém hơn, khiến thức ăn bị tồn động lại dạ dày lâu ngày, gây cảm giác chứng bụng. 
  • Chán ăn: Mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác chán ăn, đầy hơi, mệt mỏi, từ đó khiến cân nặng bị giảm, sút cân nhanh dù thai nhi vẫn đang phát triển.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Biểu hiện này sẽ thể hiện qua việc đi đại tiện có máu. Đây là một biểu hiện đặc biệt nghiêm trọng và mẹ bầu sẽ cần đến bác sĩ ngay.

Từ đó có thể thấy rằng, đau dạ dày khi mang thai sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở mẹ bầu. Tuy nhiên, các cơn đau xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều thì sẽ là một vấn đề đáng quan ngại. Một số ảnh hưởng khi bị đau dạ dày kéo dài ở thời điểm thai kỳ có thể kể đến như: 

  • Sụt cân, gây suy nhược cơ thể cho mẹ bầu
  • Da thiếu sức sống, trở nên nhợt nhạt
  • Em bé khi sinh ra có thể dễ bị ốm yếu, hệ miễn dịch sẽ kém hơn
  • Niêm mạc dạ dày và thực quản của mẹ bầu dễ xuất hiện những ổ viêm loét nặng. 

Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ cần áp dụng những phương pháp để điều trị đau dạ dày an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Chán ăn là một triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai

Chán ăn là một triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai

 

Cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai như thế nào?

Một số cách cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai mà mẹ bầu có thể áp dụng như: 

Thay đổi thói quen ăn uống giúp giảm đau dạ dày khi mang thai

Với mẹ bầu bị đau dạ dày, khi ăn nên ăn chậm, từ tốn, không nên ăn quá nhanh hay quá no. Vì ăn nhanh hay ăn quá no sẽ khiến dạ dày sản sinh thêm nhiều axit và làm cơn đau khó chịu hơn. Việc nuốt chậm, nhai kỹ và ăn thành nhiều bữa sẽ giúp tăng bài tiết nước bọt, giảm axit trong dạ dày. 

Mẹ bầu nên chọn những loại thức ăn mềm, dễ nhai và tăng cường thêm các món ăn giàu tinh bột, trứng, sữa,...để trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn. Đặc biệt nên tránh các loại thực phẩm như socola, quả có vị chua, cà phê, bạc hà hay các loại thực phẩm còn sống, lạnh. 

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học với việc nghỉ ngơi và thư giãn hiệu quả sẽ là cách mà mẹ bầu nên áp dụng để giảm đau dạ dày. Mẹ bầu nên sắp xếp công việc một cách hợp lý, tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức vì sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn. 

Ngoài ra, việc ngủ đủ 8 tiếng sẽ giúp mẹ bầu phục hồi đủ năng lượng cho ngày hôm sau. Khi nằm ngủ, nên kê gối cao, tránh cúi thấp hay gập người. 

Các mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai

Bên cạnh đó còn có một số mẹo để chữa đau dạ dày mà mẹ bầu có thể áp dụng tại nhà. 

  • Dùng nghệ mật ong: Sử dụng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ cùng 150ml nước ấm và mật ong. Hòa tất cả các nguyên liệu với nhau, khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn khoảng 30 phút. 
  • Trà gừng ấm: Gừng có tính ấm, vị cay sẽ giúp làm dịu các cơn đau dạ dày hiệu quả. Mẹ bầu dùng gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ và hãm với nước sôi khoảng 15 phút để sử dụng khi còn ấm. 
  • Nước nha đam: Nha đam với công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa các cơn đau dạ dày tái phát, trung hòa dịch vị. Mẹ bầu có thể sử dụng 3 nhánh nha đam tươi, gọt sạch vỏ, cắt nhỏ thịt và đun với 2 lít nước trong khoảng 10 phút, thêm đường phèn vào để dễ uống hơn. 

Lưu ý: Việc dùng thuốc dạ dày cho bà bầu là điều cực kỳ nên hạn chế. Vì các loại thuốc có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên, với một số trường hợp bị đau dạ dày khi mang thai nặng, cần phải sử dụng thuốc thì sẽ cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như có hướng điều trị phù hợp nhất. 

Trà gừng giúp giảm đau dạ dày khi mang thai

Trà gừng giúp giảm đau dạ dày khi mang thai

 

Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ? 

Nhiều mẹ bầu bị đau dạ dày, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày nhưng sẽ ngại đến bác sĩ để khám mà sẽ tự ý ở nhà để điều trị. Nhưng nếu như mẹ bầu có những triệu chứng sau đây thì sẽ cần đến khám bác sĩ ngay: 

  • Mẹ bầu gặp tình trạng thường xuyên nôn mửa liên tục
  • Các tình trạng đau dạ dày kéo dài, tần suất và mức độ cơn đau tăng, dù sử dụng các biện pháp đều không thuyên giảm
  • Bị nôn ra dịch có lẫn máu hoặc có màu cà phê
  • Mẹ bầu đi đại tiện có dính máu
  • Cơ thể mẹ bầu ngày càng xanh xao, gầy yếu, sụt cân nhiều

 

Trên đây là những bí quyết giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Nếu mẹ bầu nào đang gặp những cơn đau dạ dày khó chịu, thì đừng quá lo lắng. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống sẽ góp phần giảm nhanh các cơn đau. 

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Nguồn: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan