Cảm lạnh có nên xông hơi không? Những lưu ý quan trọng cần biết!

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
28/05/2025 - 21 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Chịu trách nhiệm về nội dung

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Cảm lạnh có nên xông hơi không là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi áp dụng mẹo dân gian này để điều trị bệnh. Bài viết dưới đây của Pharmart.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết cách xông hơi đúng cách, an toàn và hiệu quả để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Người bị cảm lạnh có nên xông hơi không?

Câu trả lời là: Có thể, nếu bạn thực hiện đúng cách. Nhiều nghiên cứu cho thấy xông hơi có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Đây cũng chính là phương pháp trị cảm lạnh tại nhà đã được người Việt lưu truyền sử dụng từ bao đời nay. 

Các tác dụng của việc xông hơi khi cảm lạnh:

  • Hơi nóng ẩm giúp giãn nở mạch máu ngoại biên. Từ đó tăng lưu lượng máu đến các mô và cơ quan. Điều này giúp cải thiện tuần hoàn, giảm cảm giác ớn lạnh và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.

  • Nhiệt độ cao và độ ẩm trong không khí xông giúp làm lỏng chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp trên. Khi dịch nhầy loãng ra, người bệnh dễ khạc đờm, hỉ mũi và thở dễ hơn. Làm giảm cảm giác nghẹt mũi, nặng đầu.

  • Tinh dầu từ các loại lá xông như sả, gừng, bạc hà… chứa các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên (như eugenol, citral, menthol). Những tinh chất này bay hơi theo nhiệt, giúp làm sạch đường hô hấp, làm ấm cơ thể và giảm tình trạng đau mỏi.

  • Xông hơi kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, giúp cơ thể đào thải độc tố qua da. Ngay sau khi xông, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, giảm mệt mỏi và dễ chịu hơn. 

Cảm lạnh có nên xông hơi không? Xông hơi kích thích cơ thể tiết mồ hôi, hỗ trợ đào thải độc tố qua da

Cảm lạnh có nên xông hơi không? Xông hơi kích thích cơ thể tiết mồ hôi, hỗ trợ đào thải độc tố qua da

 

Những hiểu lầm khi xông hơi cho người cảm lạnh

Nhiều người nghĩ chỉ cần xông hơi là hết bệnh, nhưng điều này không đúng. Dưới đây là các hiểu lầm phổ biến và nguy hiểm khi xông hơi chữa cảm lạnh:

  • Ai bị cảm lạnh cũng có thể xông hơi 

Đối tượng không nên xông

Lý do

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi

Da mỏng, dễ bị bỏng và hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Hơi nóng có thể gây khó thở, nguy hiểm cho trẻ.

Phụ nữ mang thai

Dễ tăng thân nhiệt, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Gây mệt mỏi và mất nước cho mẹ.

Người có bệnh tim mạch, huyết áp cao

Những người này xông hơi dễ bị huyết áp và chóng mặt. Tăng nguy cơ ngất hoặc các biến chứng tim nguy hiểm.

Người bị sốt cao trên 39 độ

Xông hơi làm tăng thân nhiệt, dễ dẫn đến sốc nhiệt hoặc co giật. Dễ khiến cơ thể mất nước, kiệt sức nhanh hơn.

 

  • Càng xông hơi lâu, càng nhanh khỏi cảm lạnh

Nhiều người cho rằng xông càng lâu sẽ giúp cơ thể nhanh toát mồ hôi và khỏi bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, xông hơi quá lâu (quá 20 phút) có thể gây mất nước, tụt huyết áp, chóng mặt, kiệt sức. Thời gian xông hợp lý chỉ nên từ 10-15 phút.

 

  • Xông hơi có thể thay thế hoàn toàn thuốc và điều trị dứt điểm cảm lạnh

Xông hơi chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời như nghẹt mũi, nhức mỏi người. Phương pháp này không tác động đến nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt nếu cảm lạnh do virus. Trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn cần uống thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi hoàn toàn.

 

  • Xông hơi xong có thể tắm ngay để làm sạch cơ thể

Nhiều người muốn tắm ngay sau khi xông để sạch mồ hôi, nhưng điều này rất nguy hiểm. Sau xông, lỗ chân lông đang giãn nở, cơ thể mất nhiệt nhanh. Do đó, nếu tắm ngay sẽ gây nên sốc nhiệt, tụt huyết áp hoặc trúng gió.

Tắm ngay sau khi xông sẽ gây sốc nhiệt, dễ dẫn đến trúng gió, tụt huyết áp

Tắm ngay sau khi xông sẽ gây sốc nhiệt, dễ dẫn đến trúng gió, tụt huyết áp

 

  • Xông hơi càng kín, càng hiệu quả

Không gian xông quá kín, không thoáng khí có thể gây khó thở, thiếu oxy. Đặc biệt là gây nguy hiểm với người cao tuổi hoặc có bệnh lý hô hấp. Xông đúng cách cần không gian đủ ấm, thoáng và có kiểm soát nhiệt độ.

Tóm tắt những hiểu lầm và tác hại khi xông hơi cho người bị cảm lạnh:

Hiểu lầm

Tác hại

Ai bị cảm cũng có thể xông

Một số đối tượng như người bệnh tim, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… rất dễ gặp biến chứng khi xông hơi.

Càng xông lâu càng nhanh khỏi

Xông quá lâu gây mất nước, chóng mặt, thậm chí kiệt sức và tụt huyết áp.

Xông hơi thay thế hoàn toàn thuốc

Không điều trị được nguyên nhân, dễ khiến cảm kéo dài hoặc nặng hơn.

Xông xong có thể tắm ngay

Dễ gây sốc nhiệt, tụt huyết áp, trúng gió đột ngột.

Xông càng kín càng tốt

Không khí bí bách dễ gây ngạt, nhất là ở người già, trẻ nhỏ hoặc người có bệnh hô hấp.

 

Điểm danh 9 loại lá xông giải cảm lạnh có sẵn tại vườn 

Có thể bạn chưa biết, nhiều loại lá quen thuộc trong vườn nhà có thể trở thành nguyên liệu xông hơi hiệu quả. Dưới đây 9 loại thảo dược dễ tìm, an toàn và giàu công dụng khi dùng để xông giải cảm lạnh:

Lá tre 

Lá tre có tính mát, giúp thanh nhiệt và làm dịu cơ thể khi sốt nhẹ. Hơi nước từ lá tre có tác dụng giải độc và làm mát gan. Ngoài ra, trong lá tre còn chứa Flavonoid có lợi cho hô hấp. Nguyên liệu rất lành tính, thích hợp cho người bị cảm nhẹ.

Lá tre có tác dụng làm mát và giải nhiệt cơ thể, giúp toát mồ hôi

Lá tre có tác dụng làm mát và giải nhiệt cơ thể, giúp toát mồ hôi

 

Lá sả

Trong lá sả chứa tinh dầu Citral và Geraniol có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nhẹ. Hơi lá sả giúp làm thông mũi, giảm đau đầu và thư giãn tinh thần. Đây là nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc xông truyền thống trong dân gian.

 

Gừng

Gừng có tính ấm, chứa hợp chất gingerol giúp chống viêm và làm ấm cơ thể nhanh chóng. Xông với gừng rất thích hợp cho người bị cảm kèm theo lạnh run, đau nhức xương khớp. Hơi nóng từ gừng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm dịu cơ thể. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm ho và sát khuẩn nhẹ vùng cổ họng.

 

Lá bưởi

Lá bưởi có tinh dầu thơm giúp kháng khuẩn, làm dịu cơn đau đầu và nghẹt mũi. Hương lá bưởi còn mang lại cảm giác thư thái, giảm stress.  Loại lá này còn giúp cơ thể toát mồ hôi nhẹ nhàng, hỗ trợ đào thải độc tố. Dó đó, xông với lá bưởi rất phù hợp khi cảm kèm mệt mỏi, đau nhức.

Hương thơm lá bưởi dễ chịu, giúp thư giãn và làm giảm chứng đau đầu khi bị cảm lạnh

Hương thơm lá bưởi dễ chịu, giúp thư giãn và làm giảm chứng đau đầu khi bị cảm lạnh

 

Ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng giảm đau, giữ ấm cơ thể và hỗ trợ điều hòa khí huyết. Chất Flavonoid, Coumarin, Cineol trong lá có tính kháng viêm, giúp cải thiện triệu chứng ho, nghẹt mũi. Vì vậy, ngải cứu rất thích hợp dùng để xông hơi chữa cảm lạnh.

 

Hương nhu

Hương nhu chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và kích thích toát mồ hôi. Khi xông, lá giúp làm dịu các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi. Mùi thơm đặc trưng của hương nhu còn giúp tinh thần thư thái, dễ chịu.

 

Bạc hà

Bạc hà rất giàu Menthol – chất có tính mát và làm dịu đường hô hấp hiệu quả. Xông với bạc hà giúp làm thông thoáng mũi họng, giảm ho và đau đầu nhanh chóng. Tinh dầu bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và giúp giảm viêm. Đây là nguyên liệu tuyệt vời cho những ai bị cảm kèm theo viêm họng nhẹ.

Lá bạc hà có công dụng làm thông mũi, mát họng và dễ thở

Lá bạc hà có công dụng làm thông mũi, mát họng và dễ thở

 

Tía tô

Đây là loại lá rẻ tiền nhưng công dụng lại rất đa dạng. Tía tô có tính ấm, vị cay nhẹ, thường dùng để giải cảm, phát tán phong hàn trong Đông y. Khi xông, tinh dầu tía tô giúp làm giãn mạch, thúc đẩy lưu thông máu và giảm sốt nhẹ. Giúp cơ thể ra mồ hôi dễ dàng hơn, hỗ trợ đào thải độc tố. 

 

Lá chanh

Lá chanh thích hợp để xông khi mới chớm cảm. Bởi vì lá chanh chứa tinh dầu giúp kháng khuẩn, sát trùng nhẹ. Xông hơi với lá chanh giúp làm dịu triệu chứng nghẹt mũi, mỏi cơ, đau đầu. Hương thơm dễ chịu của lá chanh còn giúp giảm stress và tạo cảm giác nhẹ nhàng. 

 

Hướng dẫn cách xông hơi đúng khi bị cảm lạnh

Để đạt hiệu quả tốt khi xông hơi, bạn cần thực hiện đúng cách từ khâu chuẩn bị đến xông và chăm sóc sau đó.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 5-7 loại lá xông như sả, gừng, lá chanh, bạc hà, tía tô, hương nhu…

  • 1 nồi nước (khoảng 1,5-2 lít)

  • 1 khăn lớn hoặc chăn mỏng để trùm kín đầu khi xông

  • 1 khăn khô dùng để thấm mồ hôi sau khi xông xong

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để xông hơi điều trị cảm lạnh tại nhà

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để xông hơi điều trị cảm lạnh tại nhà

 

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ lá xông để tăng hiệu quả giải phóng tinh dầu.

  • Bước 2: Đun sôi nước, cho lá vào nồi đun thêm 5-6 phút để các hoạt chất thảo dược tiết ra.

  • Bước 3: Đặt nồi nước xuống đất, ngồi cách khoảng 30-40 cm. Trùm kín khăn và bắt đầu xông.

  • Bước 4: Xông hơi từ 10-15 phút, đến khi cơ thể toát mồ hôi nhẹ là đạt. Không nên xông quá lâu.

  • Bước 5: Sau khi xông, lau khô mồ hôi bằng khăn sạch. Thay đồ và nghỉ ngơi ở nơi kín gió khoảng 20-30 phút.

 

Một vài lưu ý đặc biệt trong quá trình xông

  • Không xông hơi ngay sau khi ăn no hoặc khi đang đói vì dễ bị tụt huyết áp, chóng mặt.

  • Xông quá lâu hoặc trùm quá kín dễ gây mất nước, ngạt thở. Nhất là đối với người yếu hoặc huyết áp thấp.

  • Sau khi xông không nên tắm ngay hoặc ra gió. Bởi vì có thể bị sốc nhiệt hoặc trúng gió.

  • Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xông nhằm đảm bảo an toàn.

 

Giải đáp một số thắc mắc khi xông hơi cho người mắc cảm lạnh

  • Xông hơi cảm lạnh và cảm cúm có khác nhau không?

Có. Cảm lạnh thường nhẹ hơn và chủ yếu gây nghẹt mũi, ho nhẹ. Cảm cúm thường kèm theo sốt cao, mệt mỏi nhiều. Xông hơi chỉ phù hợp khi triệu chứng còn nhẹ, không nên áp dụng với cúm nặng.

 

  • Nên xông hơi bao nhiêu lần/ngày khi bị cảm lạnh?

Chỉ nên xông 1 lần/ngày và không quá 3 ngày liên tiếp. Xông quá nhiều dễ gây mất nước và khiến cơ thể kiệt sức. Thời điểm tốt nhất là buổi tối trước khi ngủ. 

 

  • Cảm lạnh không sốt có nên xông hơi không?

Có. Đây là lúc xông phát huy hiệu quả mà không lo gây sốt thêm. Xông hơi đúng cách sẽ giúp thông mũi, làm ấm cơ thể và giảm đau nhức.

 

  • Xông hơi khi bị cảm lạnh có cần uống thuốc không?

Có. Xông hơi chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng của cảm lạnh. Nên dùng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh như ho, nghẹt mũi.

 

  • Xông hơi xong nên ăn gì cho mau hết cảm lạnh?

Nên ăn cháo loãng, uống nước ấm hoặc nước gừng, bổ sung hoa quả giàu vitamin C. Những thức ăn dạng lỏng giúp dễ tiêu và nhanh phục hồi cơ thể.

 

Nói tóm lại “Cảm lạnh có nên xông hơi không” thì câu trả lời là CÓ. Xông hơi có hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần kết hợp nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và uống thuốc khi cần thiết. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và áp dụng phương pháp này một cách an toàn. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề: Cảm lạnh có nên xông hơi không? Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Liên hệ Pharmart.vn qua hotline 19006505 để được hỗ trợ nhanh chóng!

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan