Hướng dẫn 12 cách chữa cảm lạnh tại nhà - Không cần dùng thuốc

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
16/05/2025 - 13 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

Chịu trách nhiệm về nội dung

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

DS. Đoàn Kim Trâm - Cố vấn chuyên môn, Dược sĩ đào tạo cho hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn.

Cảm lạnh là bệnh thường gặp, đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc trở lạnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, dù không quá nghiêm trọng, cảm lạnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn đang tìm cách trị cảm lạnh tại nhà an toàn, hiệu quả và nhanh chóng, hãy cùng Pharmart tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Cảm lạnh có chữa khỏi tại nhà được không?

Có. Cảm lạnh là bệnh thường gặp do virus gây ra, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc trời lạnh. Tuy không nguy hiểm, bệnh có thể gây khó chịu. Hầu hết trường hợp sẽ tự khỏi sau 7–10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. 

Việc nghỉ ngơi, giữ ấm, uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng là những biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh mà không cần dùng kháng sinh.

Cảm lạnh có thể chữa khỏi tại nhà nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách

Cảm lạnh có thể chữa khỏi tại nhà nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách

 

Hướng dẫn 12 cách chữa cảm lạnh tại nhà hiệu quả 

Nếu nắm vững những mẹo đơn giản trong chăm sóc sức khỏe, hoàn toàn có thể tự điều trị cảm lạnh tại nhà mà không cần đến bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu ngay những biện pháp an toàn và hiệu quả giúp khỏi bệnh nhanh chóng!

Nghỉ ngơi đầy đủ

Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào miễn dịch giúp chống lại virus, đồng thời sửa chữa và phục hồi những tổn thương do bệnh tật gây ra. Thiếu ngủ hoặc nghỉ ngơi không đủ có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài hơn và làm cơ thể thêm suy nhược.

Bên cạnh đó, cũng nên giảm bớt áp lực công việc, hạn chế căng thẳng và tránh làm việc nặng nhọc. Nếu có thể, hãy dành thời gian thư giãn, đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng giúp tinh thần thoải mái hơn.

 

Làm dịu cổ họng, thông mũi bằng nước muối sinh lý

Cổ họng, mũi là những vị trí tập trung nhiều virus nhất, khiến  hắt hơi, sổ mũi, rát họng,... Dùng nước muối sinh lý để thông mũi cũng là cách hiệu quả để giảm triệu chứng cảm lạnh.

Cách này không chỉ giúp mũi thông thoáng dễ thở mà còn loại bỏ được virus ra khỏi đường thở. Nên dùng bình xịt hoặc dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, nhẹ nhàng bơm nước muối sinh lý vào từng bên mũi và để nước chảy ra từ bên còn lại. Mỗi ngày chỉ nên thực hiện 2-3 lần để tránh tổn thương niêm mạc mũi.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách trị cảm lạnh tại nhà áp dụng được cho mọi đối tượng

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách trị cảm lạnh tại nhà áp dụng được cho mọi đối tượng

 

Tắm nước ấm 

Tắm nước ấm là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh. Hơi nước ấm có tác dụng làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi, thư giãn cơ thể và giúp làm dịu cảm giác đau nhức. Ngoài ra, nước ấm còn hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó giúp cơ thể chống lại virus hiệu quả hơn.

Người bệnh nên dùng nước ở nhiệt độ khoảng 37–39°C, không quá nóng để tránh gây mất nước hoặc kích ứng da. Tắm nhanh trong khoảng 10–15 phút, sau đó lau khô và mặc đồ ấm ngay. Tránh tắm khi đang sốt cao hoặc người còn ớn lạnh, run người.

 

Duy trì độ ẩm trong phòng

Độ ẩm lý tưởng nên duy trì trong phòng là 40-60%, sẽ giúp giảm kích ứng ở mũi, cổ họng, các triệu chứng cảm lạnh được cải thiện nhanh hơn. Nếu không khí trong phòng quá khô, đặc biệt vào mùa lạnh hoặc khi sử dụng máy điều hòa, niêm mạc mũi và cổ họng sẽ dễ bị kích ứng hơn, làm cho các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng ngày càng nặng.

Cách duy trì độ ẩm trong phòng hiệu quả: 

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Đây là cách hiệu quả nhất để duy trì độ ẩm ổn định trong phòng. Máy tạo độ ẩm giúp phân tán hơi nước vào không khí, ngăn ngừa tình trạng không khí quá khô. Tuy nhiên, cần vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

  • Đặt một chậu nước trong phòng: Nếu không có máy tạo độ ẩm, có thể đặt một chậu nước nhỏ trong phòng. Hơi nước bốc hơi tự nhiên sẽ giúp tăng độ ẩm mà không cần dùng đến thiết bị điện tử.

  • Phơi khăn ẩm trong phòng: Treo một chiếc khăn ẩm trong phòng cũng là một mẹo nhỏ giúp cải thiện độ ẩm không khí một cách tự nhiên và an toàn.

 

Kê cao gối khi ngủ

Nếu gặp triệu chứng nghẹt mũi, khó thở thì kê cao gối khi nằm ngủ là cách rất đơn giản và hiệu quả. Khi nằm thẳng hoặc gối quá thấp, dịch nhầy có thể bị ứ đọng ở mũi hoặc cổ họng, gây nghẹt mũi, ho về đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Kê cao gối khi ngủ sẽ giúp dễ thở và ngủ ngon hơn. 

Đây là một mẹo nhỏ nhưng cực kỳ hữu ích, đặc biệt vào ban đêm khi các triệu chứng cảm lạnh có xu hướng trở nên nặng hơn. Nếu cảm thấy mỏi cổ khi kê cao gối,  có thể thử kê cao cả phần thân trên, bao gồm cả vai và lưng trên. Cách này giúp giữ cơ thể thoải mái mà vẫn đạt được hiệu quả giảm nghẹt mũi.

Kê gối cao khi ngủ giúp dễ thở và ngủ ngon hơn

Kê gối cao khi ngủ giúp dễ thở và ngủ ngon hơn

 

Hạn chế ra ngoài

Khi bị cảm lạnh, cơ thể đang có sức đề kháng yếu nên sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài. Trời quá lạnh, quá khô hoặc thời tiết thay đổi liên tục dễ khiến bị cảm lạnh nặng hơn. Vì vậy, hãy ưu tiên nghỉ ngơi trong nhà để cơ thể có thời gian hồi phục tốt nhất.

Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

  • Mặc ấm, đặc biệt chú ý đến vùng cổ, tai, mũi và chân tay – những bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh.

  • Đeo khẩu trang để tránh hít phải không khí lạnh, bụi bẩn và ô nhiễm, đồng thời giúp giữ ấm vùng mũi và họng.

  • Uống nước ấm trước khi ra ngoài để giữ nhiệt cho cơ thể.

  • Tránh ở ngoài trời quá lâu và tìm chỗ ấm khi có thể.



Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Tùy vào triệu chứng của cảm lạnh mà lựa chọn cách chườm cho hiệu quả nhất. Nếu  cảm thấy ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu hoặc nghẹt mũi thì chườm ấm sẽ giúp dễ chịu hơn đáng kể. có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm: 

  • Chườm ấm lên mũi để giảm nghẹt mũi

  • Chườm trán, vai, cổ để giảm đau nhức

  • Chườm toàn thân để giảm cảm giác ớn lạnh

Nếu cảm lạnh có kèm triệu chứng sốt cao, hãy dùng khăn mát lau người. Cách chườm lạnh này hỗ trợ hạ sốt rất hiệu quả.

 

Xông tinh dầu trong phòng

Đây là mẹo trị cảm đơn giản mà  có thể áp dụng ngay tại nhà. Hơi tinh dầu giúp làm dịu niêm mạc mũi, kháng khuẩn, đồng thời tạo không gian dễ chịu để nghỉ ngơi. Có thể dùng đèn xông tinh dầu, dụng cụ khuếch tán tinh dầu, hoặc đơn giản là nhỏ vài giọt tinh dầu vào chậu nước ấm sẽ khiến căn phòng trở nên dễ chịu. 

Nên lựa chọn các loại tinh dầu có tính ấm hoặc mùi thơm dễ chịu như: tinh dầu tràm, quế, khuynh diệp, bạc hà, sả chanh,... để hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh.

Xông tinh dầu giúp làm dịu mũi, trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả

Xông tinh dầu giúp làm dịu mũi, trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả

 

Chữa cảm lạnh tại nhà bằng tỏi

Bạn có biết tỏi giúp tăng cường sức đề kháng rất hiệu quả? Nhờ chứa hoạt chất allicin mà tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường miễn dịch, rất phù hợp để giúp điều trị cảm lạnh. 

Để trị cảm lạnh, có thể thử tỏi ngâm mật ong, tỏi hấp đường phèn hoặc thêm tỏi vào các món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình. Lưu ý rằng ăn quá nhiều tỏi có thể gây rối loạn tiêu hóa, hãy sử dụng lượng vừa phải thôi nhé!

 

Nước dừa chữa cảm lạnh

Với hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất như kali, natri, magie và vitamin C, nước dừa giúp bổ sung điện giải, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng sau khi bị ốm.

Khi bị cảm lạnh, cơ thể có thể bị mất nước do sốt, chảy mũi, đổ mồ hôi hoặc chán ăn, khiến cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Uống nước dừa sẽ giúp bù lại lượng nước đã mất, giữ cho cơ thể luôn đủ nước, đồng thời giúp làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khô rát và đau họng.

Mặc dù nước dừa rất tốt cho sức khỏe,  cũng không nên uống quá nhiều một lúc, đặc biệt là vào buổi tối vì có thể gây lạnh bụng. Nên uống 1-2 quả dừa mỗi ngày để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn nhé!

 

Nghệ - Mẹo trị cảm lạnh tự nhiên

Nghệ chứa curcumin - một hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng cảm lạnh. Có thể dụng cách sử dụng thảo dược này để chữa cảm lạnh vừa hiệu quả cao, vừa đảm bảo an toàn.

Một số món ăn chứa nghệ trong bữa cơm hàng ngày như: thịt kho nghệ, ếch xào nghệ,...  cũng có thể hòa một cốc nước ấm với bột nghệ và mật ong, uống vào buổi sáng sẽ giúp chữa cảm lạnh không cần dùng thuốc. 

Nên uống nghệ và mật ong nếu bị cảm lạnh

Nên uống nghệ và mật ong nếu bị cảm lạnh

 

Trị cảm lạnh tại nhà với gừng

Bên cạnh nghệ, thì gừng cũng là một vị thuốc dân gian giải cảm lạnh hiệu quả nhờ vào tính kháng khuẩn và khả năng làm ấm của nó. Gừng giúp làm ấm họng, giảm ho và tăng cường miễn dịch. 

Một số cách trị cảm lạnh tại nhà với gừng: 

  • Trà gừng mật ong: Đun sôi 3-4 lát gừng cùng với nước, sau đó thêm mật ong và chanh. Mỗi ngày có thể uống 1-2 cốc trà gừng sẽ giúp chữa cảm lạnh nhanh chóng.

  • Nước gừng và chanh: Đun sôi 3-4 lát gừng với nước, nhỏ vài giọt nước cốt chanh và uống. Sự kết hợp gừng và chanh giúp làm ấm cơ thể, kháng khuẩn và tăng sức đề kháng rất tốt.

  • Ngâm chân với nước gừng: Trước khi đi ngủ nên ngâm chân với nước ấm có thêm một nhánh gừng đập dập. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể ấm hơn, khí huyết lưu thông, làm thuyên giảm các triệu chứng cảm lạnh.

 

Khi nào người bị cảm lạnh cần đi khám bác sĩ?

Cảm lạnh thông thường không quá nguy hiểm, chỉ cần biết cách chăm sóc đúng và áp dụng các biện pháp trên thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên đừng chủ quan, trong một số trường hợp, cảm lạnh gây ra một số biến chứng xấu.

Hãy đến thăm khám bác sĩ khi có một trong các dấu hiệu sau: 

  • Sốt cao trên 38,5 độ và kéo dài trên 3 ngày

  • Khó thở, đau tức ngực, có cảm giác nghẹn ở cổ họng

  • Ho kéo dài trên 2 tuần

  • Đau đầu dữ dội, đau vùng xoang (trán, mũi, gò má) trên 10 ngày

  • Cơ thể suy nhược, cảm giác lơ mơ, miên man

  • Cảm lạnh trên 14 ngày hoặc ngày càng nặng hơn

Nếu người bị cảm lạnh là trẻ em dưới 2 tuổi, người già yếu, phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh nền (tim mạch, tiểu đường, hô hấp mãn tính, suy giảm miễn dịch), hãy chú ý chăm sóc nhiều hơn. Những đối tượng này dễ gặp biến chứng nặng khi bị cảm lạnh, vì vậy cần theo dõi sát sao và đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Trên đây là 12 cách trị cảm lạnh tại nhà vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa mang lại hiệu quả đẩy lùi bênh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện các mẹo trên ngay khi triệu chứng cảm lạnh mới bắt đầu. Bên cạnh đó, hãy tăng cường sức đề kháng cho bản thân và gia đình để có sức khỏe tốt, phòng tránh cảm lạnh. Liên hệ ngay tới Hotline 19006505 để Dược sĩ Pharmart giải đáp những vướng mắc về sức khỏe nhé! 

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan