Mẹ cho con bú bị cảm cúm: Cách xử lý an toàn và hiệu quả

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
15/05/2025 - 8 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

Chịu trách nhiệm về nội dung

Dược sĩ: Lê Thị Hằng

Là một trong số những Dược sĩ đời đầu của hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn, Dược sĩ Lê Thị Hằng hiện đang Quản lý cung ứng thuốc và là Dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc Pharmart.vn

Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú thường dễ mắc cảm cúm hơn dẫn tới mất, ít sữa hoặc lây bệnh cho con. Điều này khiến một số mẹ lo lắng dẫn tới kiêng cữ quá nhiều ảnh hưởng đến cả bản thân và bé. Vậy khi mẹ cho con bú bị cảm cúm cần phải làm gì, cùng Pharmart theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bị cảm cúm có nên tiếp tục cho con bú không?

Nên nếu bạn thắc mắc “mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không” thì câu trả lời là có. Bởi vì trong giai đoạn đầu đời, sữa mẹ là nguồn cung cấp kháng thể chính giúp bé tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, virus cúm không truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ. 

Trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho bé như nước, Carbohydrate, Lipid, Protein, Enzyme, Vitamin,...Trong đó, Globulin miễn dịch (immunoglobulins) là chất miễn dịch tự nhiên, bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng tai, tiêu chảy,....

Mặc dù cúm không lây qua sữa mẹ nhưng có thể lây qua đường hô hấp. Do đó, khi cho con bú, chăm sóc hằng hằng mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm cho bé. Sự kết hợp giữa việc phòng tránh đúng cách với cho con bú để cung cấp kháng thể sẽ giúp bé chống lại được các tác nhân gây hại.

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé

 

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bé

Khi mẹ cho con bú bị cảm cúm vẫn phải tiếp tục cho con bú hằng ngày để cung cấp dinh dưỡng và kháng thể. Trong quá trình này, người mẹ cần biết cách phòng ngừa để tránh lây nhiễm sang cho bé bằng các biện pháp sau.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bé

Khi lo lắng mẹ cho con bú bị cảm cúm phải làm sao, trước tiên, người mẹ cần đeo khẩu trang ngay khi tiếp xúc với bé. Cách này sẽ ngăn trẻ tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng có chứa virus của mẹ từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm. 

Để tránh lây nhiễm tốt nhất mẹ cần đeo khẩu trang đúng cách, che kín miệng và mũi với mặt trắng vào quay vào trong. Như vậy sẽ tránh được các giọt bắn chứa virus tiếp xúc với bé. 

Một điều quan trọng khác là phải chọn khẩu trang y tế đạt chuẩn có từ 2 - 4 lớp để ngăn vi khuẩn, virus. Các mẹ không nên dùng khẩu trang vải vì dịch tiết có thể thấm qua và lưu giữ trong thời gian dài. Hơn nữa, cần thường xuyên thay mới khẩu trang và đeo liên tục mỗi khi tiếp xúc với trẻ.

 

Rửa tay thường xuyên

Một việc khác quan trọng không kém khi mẹ cho con bú bị cảm cúm chính là rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ loại bỏ mầm bệnh, giọt bắn, virus trên tay khi tiếp xúc với trẻ từ đó ngăng nguy cơ lây nhiễm. 

Để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh, mọi người cẩn rửa tay đúng kỹ thuật bằng các loại xà phòng, dung dịch sát khuẩn. Việc thực hiện bắt đầu từ việc lấy xà phòng sau đó xoa đều 2 lòng bàn tay đến mu rồi các kẽ ngón tay. Tiếp theo là chà mặt ngoài ngón tay, từng ngón rồi rửa lại với nước sạch. 

Người mẹ cần rửa tay thường xuyên ngay cả khi không cho con bú như trước khi pha sữa, sau khi thay tã,...Nếu được, bạn có thể rửa núm vú nếu trước đó đã có tiếp xúc để tránh mầm bệnh tồn đọng lại.

Mẹ rửa tay bằng xà phòng trước khi bế con

Mẹ rửa tay bằng xà phòng trước khi bế con

 

Hạn chế tiếp xúc gần

Khi mẹ cho con bú bị cảm cúm tốt nhất không nên tiếp xúc gần với bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh. Mẹ nên nhờ đến sự hỗ trợ của người thân trong việc cho bé ăn, thay bỉm, tắm và tuyệt đối không được hôn, âu yếm. 

Mẹ cũng không nên ngủ chung với con mà nên chuyển sang phòng khác, chỉ tiếp xúc khi cho bú hoặc thực sự cần thiết. Bởi khi bị cảm cúm thường dễ ho, hắt hơi tạo ra các giọt bắn lơ lửng trong không khí. 

Việc hạn chế tiếp xúc ở mức độ nào cũng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, triệu chứng của mẹ. Nếu cảm cúm nặng hay có ho, sốt, hắt hơi thì mẹ nên cách ly với con để có thời gian nghỉ ngơi, giảm nguy cơ lây bệnh xuống thấp nhất.

 

Các biện pháp giảm triệu chứng cảm cúm cho mẹ

Cách chữa cảm cúm cho mẹ đang cho con bú thường chú trọng và việc giảm triệu chứng bằng các biện pháp tự nhiên, hạn chế sử dụng thuốc. Như vậy có thể vừa đảm bảo được sức khỏe cho người mẹ mà tránh ảnh hưởng đến bé.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị cảm cúm, người mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế làm việc nhiều để cơ thể phục hồi cũng như chống lại mầm bệnh. Những giấc ngủ sâu, chất lượng kèm theo chế độ ăn hợp lý sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được thuyên giảm. 

Trong quá trình này, mẹ sẽ cần sự hỗ trợ của người thân để chăm bé, thực hiện các công việc khác để có thể toàn tâm nghỉ ngơi. Bên cạnh đó là bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng như canh xương, súp gà, gà hầm,...

Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều nhưng cũng không nên nằm quá lâu mà thi thoảng vẫn cần vận động nhẹ nhàng. Như vậy mới đảm bảo tốt nhất cho việc phục hồi mà không khiến cơ thể trở nên nặng nề, mệt mỏi hơn.

Khi bị cảm cúm, mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bị cảm cúm, mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ

 

Uống nhiều nước ấm

Mẹ cho con bú bị cảm cúm nên uống nhiều nước ấm, ít nhất cần đủ 1,5 lít/ngày. Việc này đặc biệt quan trọng vì nước chiếm phần lớn thể tích của cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn giúp giảm sự mệt mỏi bị sốt, đổ mồ hôi kéo dài. 

Khi bị cảm cúm, người mẹ nên uống nước ấm thay vì nước lạnh dù có đang sốt hay không. Bởi vì nước lạnh có thể khiến bạn dễ bị đau họng hoặc khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Mỗi lần nên uống thành các ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày thay vì lượng lớn chỉ trong một lần để cơ thể hấp thu tốt nhất. 

Trường hợp sốt cao, kéo dài người bệnh có thể sử dụng nước điện giải theo khuyến cáo của chuyên gia. Bạn không được tự ý dùng hay lạm dụng vì có thể gây ra một số hệ lụy nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước với một chút trà hoặc mật ong để dễ uống hơn. 

 

Súc miệng nước muối ấm

Một cách chữa cảm cúm cho mẹ đang cho con bú đơn giản khác chính là súc miệng bằng nước muối ấm. Bởi nước muối có thể làm giảm sự phát triển của virus, vi khuẩn và làm dịu cơ đau họng.

Để pha nước muối súc miệng cần 250ml nước ấm khoảng 40 độ C và 1 muỗng cà phê muối và khuấy cho tan hết. Khi sử dụng, bạn chỉ cần hớp một ngụm vừa đủ rồi súc trong 30 giây rồi nhổ ra. Sau đó, mẹ hớp ngụm thứ 2, súc kéo dài ít nhất 60 giây, đi vào các vị trí trong miệng rồi nhổ ra và súc lại bằng nước sạch.

Khi thực hiện bạn cần đảm bảo muối đã được hòa tan hoàn toàn và không nên pha quá đặc. Hơn nữa, người bệnh tránh việc uống nước muối hay sử dụng muối nguyên hạt. Một ngày, người bệnh chỉ nên thực hiện 2 - 4 lần hoặc sau khi đánh răng. 

 

Xông hơi mặt

Xông hơi mặt cũng là một cách điều trị khi mẹ cho con bú bị cảm cúm hiệu quả, dễ áp dụng. Vì phương pháp này kết hợp cả tác động vật lý của nước nóng với dược lý của chất bay hơi trong dược thảo. Thông qua đó làm giãn tĩnh mạch ngoại biên để thải độc tố, giảm triệu chứng cảm cúm. 

Cách thực hiện xông hơi cho mẹ được thực hiện như sau: 

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: các loại lá, củ có chứa tinh dầu như chanh, sả, bưởi, tía tô, gừng, bạc hà,...Mỗi lần, bạn chỉ nên dùng 5 - 10 lá kết hợp với 1 - 2 tép gừng, sả tươi. 

  • Sơ chế nguyên liệu: Tất cả các loại lá mang rửa sạch, gừng đập dập rồi bỏ vào nồi lớn rồi đổ ngập nước rồi đậy kín đun sôi 10 phút. 

Một số điểm cần chú ý khi thực hiện xông hơi: 

  • Khi xông hơi cần ở vị trí kín gió, mặt đặt cách nồi khoảng 50 - 80cm và nghiêng mỗi bên đến khi nhiệt độ vừa phải, tránh phả thẳng hơi nóng. 

  • Ban đầu, người bệnh nên mở hé nắp từ từ cho hơi nước thoát ra và điều chỉnh cho hơi nóng vừa mức. 

  • Xông trong khoảng 10 - 20 phút kết hợp với hít thở chậm, sâu và thực hiện 1 lần mỗi ngày khi bị cảm cúm. 

Những cách trên rất đơn giản và cũng có thể thực hiện để phòng ngừa cảm cúm cho mẹ và bé khi giao mùa hoặc thời điểm lây nhiễm cộng đồng cao. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xem xét và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng, khả năng của bản thân.

Các biện pháp điều trị cảm cúm đơn giản tại nhà cho mẹ

Các biện pháp điều trị cảm cúm đơn giản tại nhà cho mẹ

 

Sử dụng thuốc an toàn cho phụ nữ cho con bú

Trường hợp triệu chứng nặng, kéo dài sẽ cần phải sử dụng đến một số thuốc cảm cúm an toàn cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, những loại được chọn phải an toàn, không gây ảnh hưởng đến bé hay khả năng tiết sữa của mẹ như: 

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol hay Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt khi bị cảm cúm. Các loại thuốc này có thể đi qua sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến trẻ và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. 

  • Thuốc kháng histamin: Loratadin, fexofenadin giúp giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi khi cúm. Các thuốc này an toàn nhưng không nên sử dụng kéo dài. 

  • Kháng virus: Oseltamivir là lựa chọn hàng đầu khi điều trị cúm cho phụ nữ đang cho con bú khi có nguy cơ cao bị biến chứng. Thuốc an toàn vì đi vào sữa rất ít, không gây ảnh hưởng đến trẻ. 

Mặc dù các loại thuốc trên an toàn nhưng mẹ không được tự ý sử dụng mà cần ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Và khi dùng cần tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, thời gian, cách dùng. Bên cạnh đó, mẹ cần uống ngay sau khi trẻ bú hoặc cách 2 - 4 tiếng để hạn chế lượng thuốc qua sữa vào bé.

 

Khi nào mẹ cần đến gặp bác sĩ?

Mẹ cho con bú bị cảm cúm thường có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần. Nhưng không vì thế mà được chủ quan bởi một số trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì khi đó, mẹ có thể gặp các biến chứng như: 

  • Tắc tia sữa

  • Giảm hoặc mất sữa

  • Viêm phổi

  • Viêm xoang,...

Bởi vậy nên người bệnh cần theo dõi triệu chứng, sức khỏe của bản thân để kịp thời thăm khám. Nếu thấy có các triệu chứng sau hoặc hoặc bệnh không thấy cải thiện thì cần sớm đến cơ sở ý tế để thăm khám: 

  • Sốt kéo dài, mê man

  • Ho liên tục

  • Mệt mỏi, suy nhược

 

Câu hỏi thường gặp về mẹ cho con bú bị cảm cúm

Ngoài những vấn đề trên, chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi khác liên quan đến việc mẹ cho con bú bị cảm cúm. Trong đó có một số vấn đề nổi bật, không nên bỏ qua như:

Mẹ bị cảm cúm có nên uống thuốc không?  

Tùy vào tình trạng, triệu chứng bệnh mà người mẹ cân nhắc việc sử dụng thuốc điều triệu cảm cúm. Để có lựa chọn tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc nhờ tư vấn của chuyên gia.

Mẹ bị cúm có cần vắt sữa cho bé bú thay vì bú trực tiếp không?

Khi mẹ bị cúm vẫn có thể cho trẻ bú trực tiếp nhưng cần phòng tránh nguy cơ lây bệnh bằng việc đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh sạch sẽ. Nếu mẹ bị ho, hắt hơi nhiều thì có thể vắt sữa để giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.

Mẹ nên ăn gì để nhanh khỏi cúm?

Mẹ cho con bú bị cảm cúm nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất. Trong đó bao gồm súp gà, canh xương, cháo gà, cháo thịt băm hành,...Ngoài ra còn các loại hoa quả, rau xanh để bổ sung nước như cam, quýt, bông cải xanh,...

Mẹ đang cho con bú có thể tiêm vaccine cúm không?

Mẹ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vacxin phòng cúm. Bởi vì các loại vacxin phòng cúm trên thị trường đều khuyến cáo dùng được cho cả phụ nữ đang cho con bú. 

Có bắt buộc cách ly mẹ và bé nếu mẹ bị cúm không?

Không nhất thiết phải cách ly khi mẹ bị cúm trong các trường hợp nhẹ, chỉ cần đảm bảo vệ sinh, đeo khẩu trang đầy đủ. Chỉ khi tình trạng nặng, nguy cơ lây nhiễm cao hay trẻ đang gặp vấn đề mới cần cách ly hoàn toàn.

 

Mẹ cho con bú bị cảm cúm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Mọi người có thể dễ dàng phòng tránh lây cho bé hoặc điều trị tại nhà thông qua các biện pháp mà Pharmart đã chia sẻ ở trên. Nhưng bên cạnh đó vẫn cần chú ý, theo dõi các triệu chứng để kịp thời thăm khám khi cần thiết, tránh gặp biến chứng nặng.

 

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan