[Mới nhất] Phân biệt sốt xuất huyết, Covid-19 và cúm A

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
04/11/2022 - 1491 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Cúm A, Covid-19 hay sốt xuất huyết đều là các bệnh do virus tấn công vào cơ thể người, thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên ở mỗi bệnh con đường hay hình thức lây truyền khác nhau, các triệu chứng ở mỗi giai đoạn của bệnh và giữa các bệnh khác nhau, tham khảo ngay bài viết dưới đây để tránh nhầm lẫn giữa ba bệnh này nhé.

Covid-19

Covid - 19 là một bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do chủng coronavirus mới SARS-CoV-2 gây ra. 

Đường lây: Qua giọt bắn trong không khí với khoảng cách 1m, ngoài ra virus còn bám lên các bề mặt vật dụng hàng ngày, trong thời gian ngắn khi tiếp xúc với người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm.

Triệu chứng phân biệt:

  • Ho có đờm nhầy đặc
  • Sốt 38 - 39 độ
  • Hắt hơi sổ mũi 
  • Mất vị giác, khứu giác
  • Tình trạng nặng, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó thở

Covid-19 bệnh nhiễm trùng đường hô hấp 

Covid-19 bệnh nhiễm trùng đường hô hấp 

Các biến chứng nghiêm trọng: Không chỉ dừng lại ở những triệu chứng cảm thông thường đã được biết đến, bệnh còn tiến triển thành một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:

  • Viêm phổi cấp: Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể dẫn tới tình trạng thiếu oxy trong máu. Việc theo đo nồng độ oxy trong máu thường xuyên hết sức quan trọng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị máy đo nồng độ oxy trong máu hiện đại giúp bệnh nhân có thể theo dõi thường xuyên tình trạng của mình.
  • Suy hô hấp cấp tính: Xảy ra khi tình trạng tổn thương ở phổi nặng, oxy cung cấp vào máu và các bộ phận của cơ thể bị cản trở, dẫn đến bệnh nhân bị suy hô hấp. Một số biểu hiện như tím tái môi, chân tay, nhịp thở nông…
  • Tim bị tổn thương: Do sự xuất hiện của vi khuẩn lạ làm hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích thích hoạt động gây tăng huyết áp, nhịp tim, hàm lượng oxy trong máu giảm dẫn đến suy tim cấp, viêm cơ tim…
  • Sốc nhiễm trùng: Biến chứng phức tạp của bệnh, tình trạng nhiễm trùng máu lan khắp cơ thể, ảnh hưởng đến các bộ phận như não, gan, thận. Ở mức độ nghiêm trọng dẫn đến huyết áp giảm và tim có thể ngừng đập nếu không được hỗ trợ kịp thời. 
  • Một số bệnh nhân mặc dù khỏi bệnh Covid-19 nhưng bị rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu. Do tâm lý căng thẳng, khi chịu cảnh cách ly một mình người bệnh cảm thấy bất ổn, sợ lây bệnh,…Khi mới bị bệnh, cơ thể tiết ra nhiều hormone chống lại tình trạng stress.

Điều trị bệnh:

Ở những bệnh nhân điều trị covid -19 mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà: 

  • Kiểm tra sức khỏe của bản thân thường xuyên
  • Theo dõi các chỉ số về Sp02, thân nhiệt hay có ho hay không
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và liên hệ ngay đơn vị y tế khi có các triệu chứng khẩn cấp như môi tím tái, mạch đập nhanh, khó thở…Một số loại thuốc hạ sốt khi nhiễm covid-19: paracetamol, panadol…bệnh nhân sau khi sử dụng cần theo dõi xem có đáp ứng tốt với thuốc không, nếu tiếp tục sốt cao cần liên hệ tới đơn vị y tế. 
  • Sử dụng nước súc miệng, xịt mũi nhằm loại bỏ virus cư trú ở đường hô hấp, tăng khả năng kiểm soát tình trạng bệnh. 
  • Bổ sung vitamin và thực phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng đẩy lùi tấn công của virus.

Các biện pháp phòng ngừa covid-19: 

  • Tiêm vacxin đầy đủ: Hạn chế quá trình lây lan và bảo vệ cơ thể tránh những biến chứng nặng của bệnh.
  • Nếu chưa được tiêm vắc-xin hãy duy trì khoảng cách xã hội tốt, đeo khẩu trang ở những nơi công động che cả miệng và mũi
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước rửa tay chứa cồn
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các đồ vật dụng cụ hay sử dụng 

 

Cúm A

Cúm A là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính thuộc dạng cúm theo mùa do các chủng virus cúm A gây ra. 

Đường lây nhiễm bệnh cúm A:

  • Trực tiếp: Hít phải không khí có chứa dịch tiết cả người nhiễm bệnh khi họ sổ mũi, ho, hắt hơi. Người bị nhiễm cúm có khả năng lây bệnh cho người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng của bệnh
  • Gián tiếp: Khi chạm tay vào đồ vật có chứa virus cúm A như khăn tay, mặt bàn, ly nước uống… hay đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng virus theo đường hô hấp xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây bệnh cho người.

Các triệu chứng điển hình: 

Triệu chứng của cúm A

Triệu chứng của cúm A

  • Sốt cao đột ngột kèm ớn lạnh. Người bệnh thường sốt cao trên 38°C 
  • Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi nhức cơ, biếng ăn, cơ thể suy nhược
  • Đau họng, viêm họng, ho khan
  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở
  • Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy

Các triệu chứng của bệnh có thể từ nhẹ đến nặng tùy mỗi người. Người mắc cúm thường sốt 2-5 ngày. Cúm A là bệnh nguy hiểm do tỷ lệ lây lan nhanh và mạnh tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch rất lớn. 

Các biến chứng của cúm A:

  • Suy hô hấp cấp: Xuất hiện khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng như khó thở, thiếu oxy, mạch đập nhanh, thở dốc và dấu hiệu tổn thương phổi. 
  • Xuất hiện hoặc làm nặng thêm bệnh mạn tính: Ở một số trường hợp hiếm gặp, cúm A làm xuất hiện hoặc diễn tiến nặng hơn các bệnh mãn tính như suy gan, mạn tính, bệnh tim mạch, hen suyễn…
  • Ngoài ra, cúm A có thể gây các biến chứng liên quan như viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng tai.
  • Phụ nữ mang thai có tỷ lệ bị biến chứng cúm cao hơn những người bình thường. Tử vong ở nhóm này cũng cao hơn do hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, dễ dàng bị virus tấn công.

Điều trị cúm A: 

  • Trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp nặng bệnh nhân cần sớm nhập viện để được các bác sĩ điều trị. Các loại thuốc kháng virus để điều trị cúm gồm: Oseltamivir (uống), Zanamivir(hít), Peramivir(tiêm).

Điều trị cúm A

Điều trị cúm A

Cách phòng tránh bệnh cúm A

  • Đối với từng cá nhân: Tăng cường vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng và sát khuẩn thường xuyên, súc miệng, nhỏ mũi. Nâng cao thể trạng bằng cách tập thể dục thường xuyên, bổ sung chế độ dinh dưỡng và các vitamin A, C. Trang bị bảo hộ đầy đủ khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc với trang trại chăn nuôi, giết mổ gia cầm. Tiêm phòng vacxin phòng cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh
  • Đối với cộng đồng: Tuyên truyền cho mọi người các phòng tránh, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, giám sát gia cầm tại khu vực. Khi phát hiện được người mắc bệnh cần tiến hành cách ly, điều trị kịp thời. 

 

Sốt xuất huyết 

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây ra. Đây là một bệnh sốt cao có xuất huyết, được truyền qua muỗi đặc biệt là muỗi vằn.  

Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết

Đường lây:

  •  Bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan khi bị muỗi cắn. Qua vết đốt, virus trong tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người khỏe mạnh rồi gây bệnh. 
  • Một số đường lây truyền ít phổ biến hơn là lây truyền qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm do kim tiêm, tổn thương niêm mạc tại bệnh viện. 
  • Ở những bà mẹ nhiễm virus sốt xuất huyết trong máu (mắc bệnh 10 ngày trước khi sinh) có thể truyền virus cho con. 

Triệu chứng của sốt xuất huyết: Giai đoạn đầu của sốt xuất huyết có thể nhầm lẫn với sốt thường và sốt virus. 

  • Sốt rất cao và đột ngột, liên tục 3-4 ngày, kèm một số biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn và phát ban
  • Xuất huyết: Trên da xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ và xuất huyết ở niêm mạc. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng và đi tiểu ra máu. Trường hợp nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện như nôn ra máu hoặc ảnh hưởng đến thần kinh như đau cơ, xương khớp.
  • Sốc: Là triệu chứng nguy hiểm nhất, từ đang sốt cao bệnh nhân dần hết sốt cơ thể mệt mỏi li bì, đi đại tiện ra máu, chân tay lạnh buốt..nếu không kịp thời đến bệnh viện để điều trị có thể dẫn tới tử vong.

Cách điều trị sốt xuất huyết: Điều trị sốt xuất huyết thường điều trị theo triệu chứng của bệnh.

  • Thuốc hạ sốt được dùng phổ biến hiện nay là paracetamol với liều lượng và cách dùng theo chỉ định của bác sĩ, thường được chỉ định ở những bệnh nhân sốt cao trên 39°C. Bệnh nhân tránh sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng đến dạ dày và làm tăng nguy cơ xuất huyết. 
  • Trường hợp sốt nhẹ, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và đi xét nghiệm máu hàng ngày theo yêu cầu của bác sĩ. 
  • Ở mức độ nặng, bệnh nhân cần nhập viện để điều trị và theo dõi.

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết mọi người cần:

  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ
  • Không nên dự trữ nước trong nhà, vì điều đó tạo điều kiện cho muỗi sinh sống làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Dọn dẹp, vệ sinh bụi cây hàng rào quanh nhà
  • Diệt muỗi bằng cách đốt nhang muỗi hoặc vợt muỗi

Nhìn chung, các triệu chứng ở giai đoạn đầu của cúm A, covid-19, sốt xuất huyết thường khó phân biệt, vậy nên khi cơ thể biểu hiện triệu chứng bất thường mọi cần đến gặp bác sĩ, nhân viên y tế để được chẩn đoán phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Điều này giúp bệnh nhân phòng ngừa được nguy cơ bệnh tiến triển nặng và mắc các biến chứng nguy hiểm.

(Bài viết được tổng hợp chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan