QUAN TRỌNG: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì?

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
01/07/2021 - 2786 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giữ được chỉ số đường huyết ổn định? Hãy cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên chú trọng bổ sung vào thực đơn hằng ngày

Nhóm thực phẩm chứa đạm

Đạm hay còn gọi là Protein, là nhóm chất chính tham gia vào các hoạt động sản xuất của cơ thể, như: tạo tế bào mới, sinh dịch tiêu hóa, sản xuất protein huyết thanh… Vì vậy, chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của phụ nữ mang thai.

Nhóm thực phẩm chứa đạm gồm hai nhóm nhỏ:

- Nhóm đạm có nguồn gốc thực vật: Các loại đậu (đậu nành, đậu gà, đậu đỏ…), các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải bó xôi, cải bắp, cải bao…), các loại hạt (mè, hướng dương, diêm mạch…), đậu phụ...

- Nhóm đạm có nguồn gốc động vật: Các loại cá (cá thu, cá hồi, cá ngừ...), các loại thịt (bò, thịt heo, thịt gia cầm bỏ da...), trứng, sữa…

Chế độ ăn mỗi ngày của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên có từ 15 - 20% calo được cung cấp từ nhóm chất đạm, tức là mỗi ngày nên ăn khoảng 1kg nhóm thực phẩm chất đạm.

 Cá hồi là thực phẩm giàu đạm và chất béo dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Cá hồi là thực phẩm giàu đạm và chất béo dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Nhóm thực phẩm chứa tinh bột

Nhóm thực phẩm chứa tinh bột cung cấp đường tạo ra năng lượng cho cơ thể và được đo bằng chỉ số đường Glycemic (GI) thể hiện lượng đường có trong thực phẩm. Tùy thuộc vào chỉ số GI từ 0 - 100, thực phẩm được chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm có chỉ số GI thấp (

- Nhóm có chỉ số GI trung bình (56 - 59) gồm các loại thực phẩm như: nước ép hoa quả (cam, đào, bưởi…), cháo trắng, khoai tây chín…

- Nhóm có chỉ số GI cao (>70): Xôi, bánh mì trắng, mì ống…

Khi tiêu thụ thực phẩm, lượng đường huyết được hấp thu vào cơ thể sẽ được tính theo công thức: Số gram tinh bột trong một khẩu phần ăn x chỉ số GI của thực phẩm đó. Con số này giúp mẹ bầu kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể từ thực phẩm và điều chỉ lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Đối với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, nên ưu tiên bằng nhóm có chỉ số GI thấp và trung bình để đường từ thực phẩm được phân giải từ từ, đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Nhóm thực phẩm chứa chất béo

Chất béo đảm nhiệm vai trò cấu tạo nên màng tế bào, lưu trữ năng lượng cho cơ thể và đảm bảo thân nhiệt nên vô cùng cần thiết cho cơ thể. Nhóm chất béo được chia ra làm hai loại: nhóm chất béo xấu và chất béo tốt.

 Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp chất béo không làm tăng cholesterol.

Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp chất béo không làm tăng cholesterol.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên lưu ý bổ sung chất béo từ nhóm chất béo tốt hay còn gọi là nhóm chất béo không bão hòa. Với chất béo không bão hòa này, cơ thể được cung cấp cholesterol “tốt”, cân bằng cholesterol trong cơ thể và đảm bảo sức khỏe hệ tim mạch và không gây ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa nên bổ sung vào thực đơn bao gồm: dầu oliu, quả bơ, lòng đỏ trứng, hạt khô (hạt chia, hạt điều, hạt lanh…), các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ…).

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?

Bên cạnh việc thay thế và bổ sung những nhóm thực phẩm lành mạnh nêu trên, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần lưu ý hạn chế các nhóm thực phẩm dưới đây.

Hạn chế nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao

Mẹ bầu nên lưu ý tránh và hạn chế dung nạp nhóm có chỉ số GI cao, để hạn chế làm tăng nhanh chỉ số đường huyết, làm xấu tình trạng tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Bên cạnh các loại thực phẩm có GI cao như: Xôi, bánh mì trắng, mỳ ống… đã nêu trên, mẹ bầu còn cần tránh những thực phẩm như: Bánh quy, kẹo, các loại nước ngọt, nước ép trái cây có đường...

Hạn chế nhóm thực phẩm chứa chất béo xấu

 Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế nhóm chất béo “xấu”.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế nhóm chất béo “xấu”.

Nhóm chất béo xấu bao gồm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa:

- Tiêu thụ nhóm chất béo chuyển hóa là tăng cholesterol “xấu” (LDL-Cholesterol) trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu, tim mạch… gây ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường thai kỳ. Các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa cần hạn chế dưới 10% tổng lượng calo mỗi ngày, một số loại thực phẩm đó là: Thịt đỏ (bò, cừu), da động vật, mỡ động vật (lợn, gà…), dầu dừa, bơ...

- Chất béo chuyển hóa hay còn gọi là chất béo trans, khi vào cơ thể không những làm tăng cao cholesterol “xấu” mà còn làm giảm cholesterol “tốt” (HDL-Cholesterol). Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm ăn nhanh (pizza, bánh rán, bánh quy, khoai tây chiên, gà rán…), thực phẩm đóng hộp…

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tiểu đường thai kỳ, nhưng ăn quá nhiều muối sẽ làm tích nước, tăng cân và làm tăng huyết áp, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh. Các thực phẩm chứa nhiều muối nên hạn chế như: Thịt hun khói, thịt muối, đồ ăn đóng hộp…

Nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh việc kiểm soát những thực phẩm nạp vào hằng ngày, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ còn cần phải tuân thủ nguyên tắc ăn uống như sau:

- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2 bữa phụ để chia nhỏ lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giữ trạng thái no vừa phải, không bị đói.

- Đảm bảo lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày phải đạt từ 20 - 35 gram.

- Hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể, tối đa chỉ nên chiếm 30% tổng lượng calo cả ngày. Với chất béo “xấu”, nên hạn chế ở mức dưới 10%.

- Ăn các món ăn đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất.

 Tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn

Dưới đây là gợi ý một số món ăn và thực đơn cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ trong 7 ngày.

 

Bữa sáng

Bữa trưa, tối

Bữa phụ

Lưu ý

Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và có chỉ số GI thấp như: Gạo lứt, bánh mì, khoai lang, trứng luộc, rau xanh, trái cây theo mùa...

Cơm gạo lứt kết hợp với các loại thịt  (lợn, gà, bò…), cá hồi, cá rô phi, rau xanh đậm màu...

Ăn nhẹ với các món ăn vặt như: Sữa chua, trái cây, các loại hạt khô (óc chó, điều, hạnh nhân…), uống sữa hạt hoặc sữa bầu tùy theo nhu cầu.

Thứ hai

1 tô cháo gà yến mạch + 1 quả trứng luộc + Nước ép ổi

Cơm gạo lứt + Cá ngừ sốt cà chua + Thịt luộc + Canh bí nấu tép khô

1 ly sữa hạt/sữa bầu + 1 củ khoai lang luộc.

Thứ ba

1 tô cháo gà yến mạch + 1 quả trứng luộc + Nước ép ổi

Cơm gạo lứt + Ức gà luộc + Bắp cải xào + Canh đậu phụ cà chua.

1 ly sữa hạt/sữa bầu + 1 đĩa hoa quả (nho, bưởi, táo…)

Thứ tư

2 lát bánh mì nguyên cám + 1 quả trứng + 1 đĩa salad trái cây + 1 ly sữa.

Cơm gạo lứt + rau bina xào đậu phụ.

1 ly sữa hạt/sữa bầu + 1 củ khoai lang luộc.

Thứ năm

250gr rau salad trộn trứng ốp la + 1 bát bột yến mạch + 1 ly sữa tách béo.

Cơm gạo lứt + súp lơ xào + tôm luộc + nho

1 ly sữa hạt/sữa bầu + 1 đĩa hoa quả (nho, bưởi, táo…)

Thứ sáu

Trứng cuộn hấp nấm + 2 lát bánh mì yến mạch + 1 ly sữa

Cơm gạo lứt + cá hồi áp chảo + canh ngao nấu mồng tơi.

1 ly sữa hạt/sữa bầu + 1 củ khoai lang luộc.

Thứ bảy

1 tô cháo yến mạch thịt bò + 1 quả trứng ốp la + 1 ly nước ép cam.

Cơm gạo lứt + bông cải xanh xào thịt bò + canh bí đỏ nấu sườn non + đậu phụ hấp.

1 ly sữa hạt/sữa bầu + 1 đĩa hoa quả (nho, bưởi, táo…)

Chủ nhật

250gr salad rau trộn + 1 quả bơ + 2 lát bánh mì nguyên cám

Cơm gạo lứt + cá hồi sốt cà chua + canh rau ngót nấu thịt bằm + bưởi

1 ly sữa hạt/sữa bầu + 1 củ khoai lang luộc.

Thực đơn trên đây mang tính chất tham khảo, mẹ bầu có thể tham khảo và thay đổi món ăn phù hợp với nhu cầu của mình.

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu rất dễ kiểm soát nếu mẹ bầu tuân thủ theo nguyên tắc ăn uống và chế độ ăn như đã nêu trên. Chúc các mẹ bầu mắc tiểu đường có một thai kỳ khỏe mạnh!

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan