QUAN TRỌNG: Cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
06/03/2024 - 1115 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm gây rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể và kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tiểu đường cùng rất đơn giản, chỉ cần bạn nắm rõ cách phòng tránh bệnh tiểu đường dưới đây!

Liệu bạn đã biết cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả?

Liệu bạn đã biết cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả?

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa liên quan đến hormon Insulin trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu. Đối với mỗi dạng tiểu đường khác nhau sẽ có nguyên nhân gây bệnh là khác nhau.

Với tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công và gây phá hủy các tế bào sản xuất Insulin trong tuyến tụy, dẫn đến làm giảm bài tiết Insulin, gây ra các rối loạn chuyển hóa khiến đường huyết tăng.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 thì nguyên nhân lại là do sự suy giảm chức năng của tuyến tụy, khiến chúng không thể tạo đủ Insulin để chống lại sự đề kháng Insulin của tế bào, dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa, làm đường tích tụ lại trong máu.

 Những yếu tố là gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Những yếu tố là gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc tiểu đường, có thể kể đến như:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Yếu tố di truyền: Tiểu đường có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con.
  • Tăng huyết áp.
  • Phụ nữ mắc/từng mắc tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con nặng cân (trên 4kg)
  • Các yếu tố khác: Tuổi cao (trên 45 tuổi), stress thường xuyên, ít vận động, hay bỏ bữa ăn sáng, hút thuốc lá…

Khi đã nắm rõ nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng cụ thể giúp nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này.

Cách nhận biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường” của Bộ Y tế, một số triệu chứng điển hình giúp người bệnh nhận biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là:

- Luôn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn bình thường.

- Luôn cảm thấy khát

- Tiểu nhiều

- Mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn gầy, thường sụt cân nhiều.

- Mắt nhìn mờ

- Chậm lành vết thương, đặc biệt là các vết thương hở, vết loét...

- Ngứa hoặc tê bì đầu chân tay

Người bệnh khi nhận thấy mình có một trong những triệu chứng nguy cơ nêu trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị bệnh kịp thời, không nên tự ý chữa bệnh tại nhà.

 Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường.

Mặc dù những triệu chứng trên khá cụ thể và dễ nhận biết, nhưng ở một số người mắc tiểu đường tuýp 2 các dấu hiệu này có thể chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, khiến người bệnh chủ quan và khó nhận ra. Chính vì vậy, để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay từ những hoạt động nhỏ trong cuộc sống.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính gây ảnh hưởng nhiều tới hoạt động chuyển hóa của cơ thể và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh tiểu đường này cần kết hợp nhiều yếu tố.

Giảm lượng thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột

Đường và tinh bột không phải là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường. Nhưng khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, để phòng tránh bệnh tiểu đường, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày theo tỷ lệ:

- Thực phẩm chứa Glucid (gạo lứt, khoai lang…) chiếm 50 - 60% tổng lượng Calo mỗi ngày.

- Thực phẩm chứa Lipid (các loại hạt khô, quả bơ, dầu Olive…) chiếm 20 - 30% tổng lượng Calo mỗi ngày.

- Thực phẩm chứa Protid (Ức gà, sữa chua Hy Lạp, bông cải xanh…) chiếm 15 - 20% tổng lượng Calo mỗi ngày.

Bên cạnh đó, thay thế các loại thực phẩm chứa tinh bột “xấu” (gạo trắng, bánh mì trắng, xôi…) và chất béo “xấu” (mỡ động vật, bơ, kem…), bằng các loại tinh bột “tốt” (bánh mì đen, gạo lứt…) và chất béo “tốt” (dầu olive, cá thu, cá ngừ, hạt chia, hạt lanh…)

Chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn 30 - 45 phút mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Bên cạnh việc tăng cường chuyển hóa cơ thể, chuyển lượng đường và mỡ dư thừa thành năng lượng; tập luyện thể thao còn giúp tăng khả năng nhạy cảm của Insulin với đường dư thừa, ngăn ngừa tình trạng đề kháng Insulin.

 Thể dục, thể thao không những giúp nâng cao hệ miễn dịch, mà còn giúp tăng độ nhạy cảm Insulin của tế bào.

Thể dục, thể thao không những giúp nâng cao hệ miễn dịch, mà còn giúp tăng độ nhạy cảm Insulin của tế bào.

Hạn chế thức ăn chế biến sẵn giúp phòng tránh bệnh tiểu đường

Thức ăn chế biến sẵn không những chứa nhiều chất béo “xấu” mà còn có rất nhiều muối. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường, nhưng đây chính là hai tác nhân gây béo phì và tăng huyết áp, làm tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Phòng tránh bệnh tiểu đường bằng cách uống nhiều nước

Cơ thể con người chiếm hơn 70% là nước, vì thế nước đóng vai trò rất quan trọng trong mọi quá trình của cơ thể. Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày không những giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, mà còn giúp tăng cường lưu thông máu, làm loãng lượng đường trong máu, ngăn ngừa tiểu đường.

Khi bị béo phì cần giảm cân

Như đã nêu trên, thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Béo phì dễ dẫn tới dư thừa năng lượng, làm tăng lượng mỡ thừa và đường máu, khiến hoạt động dung nạp, chuyển hóa glucose của tế bào bị rối loạn và làm tăng đề kháng Insulin của tế bào, sau đó dẫn tới tiểu đường.

Vì vậy, khi bị béo phì, cần phải giảm cân để tiêu hao năng lượng, mỡ thừa và đường huyết dư, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Không hút thuốc lá giúp phòng tránh bệnh tiểu đường

 Thuốc lá chứa hơn 7000 loại hóa chất độc hại.

Thuốc lá chứa hơn 7000 loại hóa chất độc hại.

Theo chuyên gia sức khỏe, sử dụng thuốc lá làm giảm khả năng sản xuất Insulin của tuyến tụy và làm tăng tình trạng kháng Insulin của tế bào, từ đó dễ dẫn tới bệnh tiểu đường. Vì vậy, không sử dụng thuốc lá giúp phòng tránh bệnh tiểu đường cho cả bản thân và những người xung quanh.

Ăn theo chế độ Low Carb

Carb là từ viết tắt của Carbohydrate, dùng để gọi nguồn thực phẩm chứa tinh bột, đường và chất xơ. Các loại thực phẩm chứa Carb thường được sử dụng nhiều hằng ngày như: Cơm trắng, xôi, bánh mì trắng, ngũ cốc, khoai lang,...

Chế độ ăn Low carb là chế độ ăn cắt giảm lượng Carb mỗi ngày xuống còn 25% tổng lượng calo mỗi ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn Low Carb là chế độ ăn kiêng giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm lượng mỡ “xấu” và kiểm soát tốt chỉ số cân nặng, ngăn ngừa thừa cân béo phì và bệnh tiểu đường.

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin D

Nhóm chất xơ và vitamin D được cho là có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với Insulin, ngăn ngừa tình trạng đề kháng, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên ăn 25 - 30 gram thực phẩm chất xơ mỗi ngày thuộc các nhóm sau: Các loại rau quả có màu xanh đậm (súp lơ xanh, đậu hà lan...), các loại ngũ cốc (yến mạch, diêm mạch...), các loại quả (lê, bưởi, táo...)... Tuy nhiên, khi bổ sung chất xơ cho người tiểu đường cần lưu ý:

  • Khuyến khích ăn thực phẩm chất xơ dạng tự nhiên, không nên chế biến quá nhiều khiến chất xơ chuyển sang dạng bột đường.
  • Nên tăng lượng chất xơ từ từ trong khẩu phần ăn, không nên bổ sung quá nhiều khiến cơ thể không kịp thích nghi, gây khó tiêu, táo bón.
  • Khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nên tăng cường uống nước để hỗ trợ ruột tiêu hóa tốt hơn.

Đối với những thực phẩm giàu vitamin D, người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại thực phẩm như: Các loại cá (cá hồi, cá trích...), dầu cá, lòng đỏ trứng, sữa bò, sữa đậu nành... Lượng vitamin D cần bổ sung mỗi ngày trong khoảng từ 600 - 800 IU mỗi ngày.

Chia nhỏ khẩu phần ăn: cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp cơ thể có cảm giác no lâu hơn, tránh tình trạng quá no do ăn nhiều thức ăn trong một bữa lớn. Ngoài ra, chia nhỏ bữa ăn còn giúp kiểm soát lượng thức ăn trong mỗi bữa tốt hơn, tránh dư thừa năng lượng, chống thừa cân, béo phì và bệnh tiểu đường.

Nên chia nhỏ bữa ăn từ 2 - 3 bữa/ngày thành 5 - 6 bữa, với 3 bữa chính vào các buổi sáng, chiều, tối và 2 bữa phụ vào chiều và trước khi đi ngủ. Việc này không những giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn, mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết trong đêm.

Tóm lại, cách phòng tránh bệnh tiểu đường rất đơn giản, chỉ cần luôn duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tốt cân nặng và khám sức khỏe định kỳ là có thể phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan