Tất tần tật về tiêm phòng cúm: Lợi ích, loại vacxin và lưu ý quan trọng

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
15/05/2025 - 16 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

Chịu trách nhiệm về nội dung

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

DS. Đoàn Kim Trâm - Cố vấn chuyên môn, Dược sĩ đào tạo cho hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn.

Cúm mùa không chỉ gây khó chịu như sốt, ho, đau nhức mà còn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tiêm phòng cúm là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ bản thân và gia đình, đồng thời giảm nguy cơ lây lan cộng đồng. Vậy ai nên tiêm vacxin cúm? Có những loại nào và tiêm vào thời điểm nào là tốt nhất? Cùng nhà thuốc Pharmart tìm hiểu tất tần tật thông tin về tiêm phòng cúm ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Vì sao cần tiêm phòng cúm?

Vacxin cúm giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus cúm. Khi tiêm, hệ miễn dịch sẽ nhận diện virus đã được làm yếu, từ đó hình thành "lá chắn" bảo vệ. Nhờ vậy, nếu tiếp xúc với virus thật, cơ thể có thể phản ứng nhanh, ngăn virus phát triển và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Dưới đây là một số lợi ích của việc tiêm phòng cúm:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp.

  • Bảo vệ sức khỏe của các nhóm có nguy cơ cao, bao gồm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh nền.

  • Giảm nguy cơ nhập viện và biến chứng do cúm mùa.

  • Việc tiêm phòng đầy đủ giúp giảm cơ hội lây lan của virus cúm, bảo vệ cả những người chưa thể tiêm chủng.

Vaccin cúm giúp tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh

Vaccin cúm giúp tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh

 

Những đối tượng nào nên tiêm phòng cúm?

Ai cần tiêm vacxin cúm? Tiêm phòng cúm phù hợp với nhiều đối tượng, từ người lớn đến trẻ em. Dưới đây là những nhóm đối tượng nên tiêm phòng vacxin cúm:

  • Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên).

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có kế hoạch sinh con.

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé độ tuổi dưới 5 tuổi.

  • Người có bệnh lý mãn tính, như: Hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, …

  • Người nhiễm HIV/AIDS.

  • Người có tiếp xúc trực tiếp với nhóm nguy cơ cao, như nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân.

Ngoài ra, một số đối tượng sau chú ý KHÔNG NÊN tiêm phòng vacxin cúm:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

  • Người bị dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vacxin (gelatin, kháng sinh, hoặc các thành phần khác).

Đặc biệt, một số trường hợp cần thận trọng khi tiêm phòng cúm:

  • Người dị ứng với trứng: Nếu có phản ứng nghiêm trọng với trứng (không chỉ phát ban mà còn có triệu chứng nặng).

  • Người mắc Hội chứng Guillain-Barré (GBS), một bệnh lý thần kinh hiếm gặp, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

  • Người đang bị bệnh cấp tính, sốt vừa hoặc sốt cao: Nên chờ đến khi cơ thể phục hồi rồi mới tiêm.

Nếu bạn thuộc nhóm cần thận trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.

 

Các loại vacxin phòng cúm phổ biến

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại vacxin cúm giúp phòng ngừa các chủng cúm virus cúm A và B nguy hiểm. Dưới đây là thông tin về một số loại vacxin cúm phổ biến:

Tên vacxin

Xuất xứ

Chủng cúm phòng ngừa

Đối tượng sử dụng

Giá tham khảo (VNĐ/liều)

Vaxigrip Tetra

Pháp

Cúm A (H1N1, H3N2), Cúm B (Yamagata, Victoria)

Trẻ từ 6 tháng tuổi, người lớn và phụ nữ mang thai

~350.000 - 500.000

Influvac Tetra

Hà Lan

Cúm A (H1N1, H3N2), Cúm B (Yamagata, Victoria)

Trẻ từ 6 tháng tuổi, người lớn

~300.000 - 450.000

GC Flu

Hàn Quốc

Cúm A (H1N1, H3N2), Cúm B

Trẻ từ 36 tháng tuổi, người lớn

~250.000 - 400.000

Ivacflu-S

Việt Nam

Cúm A (H1N1, H3N2), Cúm B

Người lớn từ 18 - 60 tuổi

~200.000 - 350.000

 

Lưu ý: Bảng giá vacxin cúm trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá vacxin có thể thay đổi tuỳ vào thời điểm và các chính sách hỗ trợ của từng cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng.

4 loại vacxin phòng cúm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

4 loại vacxin phòng cúm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

 

Khi nào nên tiêm phòng cúm?

Tiêm phòng cúm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus cúm phổ biến, giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm. Vậy khi nào nên tiêm phòng để đảm bảo hiệu quả?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm

Theo khuyến cáo, vacxin cúm nên được tiêm trước mùa cúm khoảng 1-2 tháng, thường là vào tháng 9-11 hằng năm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiêm muộn hơn bởi vacxin có tác dụng trong vòng 6-12 tháng.

 

Lịch tiêm phòng cúm theo độ tuổi

Dưới đây là lịch tiêm phòng vacxin cúm theo từng độ tuổi:

Đối tượng

Lịch tiêm khuyến nghị

Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi

Nếu chưa từng tiêm: Tiêm 2 mũi, cách nhau tối thiểu 1 tháng, sau đó nhắc lại hàng năm.

Nếu đã từng tiêm: Tiêm 1 mũi và nhắc lại hàng năm.

Trẻ trên 9 tuổi và người lớn

Tiêm 1 mũi và nhắc lại hàng năm.

Phụ nữ mang thai

Tiêm 1 mũi vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 để bảo vệ mẹ và bé.

Người trên 65 tuổi

Tiêm 1 mũi hàng năm, ưu tiên vacxin có độ bảo vệ cao.

 

Một số lưu ý:

  • Các loại vacxin cúm Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra và GC Flu Quadrivalent được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

  • Ivacflu-S được khuyến cáo tiêm phòng cho người lớn từ 18-60 tuổi.

  • Liều dùng chung: 0,5ml và tiêm bắp.

  • Có thể tiêm vacxin cúm cho phụ nữ mang thai, tốt nhất là từ tháng thứ 4 trở đi để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Cập nhật ngay lịch tiêm phòng cúm theo từng độ tuổi

Cập nhật ngay lịch tiêm phòng cúm theo từng độ tuổi

 

Câu hỏi thường gặp về tiêm phòng cúm

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về việc tiêm phòng vacxin cúm:

Tiêm vacxin cúm có tác dụng bao lâu?

Hiệu lực của vacxin thường kéo dài khoảng 6 đến 12 tháng. Sau khi tiêm vacxin cúm, cơ thể cần 2 đến 3 tuần để phát triển kháng thể bảo vệ chống lại virus cúm. Do hiệu lực của vacxin chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, bạn cần phải tiêm vacxin cúm hàng năm để duy trì khả năng phòng bệnh hiệu quả. 

 

Tiêm vacxin cúm có gây tác dụng phụ không?

Hiện tại, vacxin phòng cúm mùa đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi tiêm, một số người vẫn có thể gặp các phản ứng phụ nhẹ, bao gồm:

  • Tại chỗ tiêm: Đau, sưng, đỏ

  • Toàn thân: Sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp

  • Ở trẻ nhỏ: Quấy khóc, chán ăn, buồn ngủ, run rẩy, sốt

Tuy nhiên, những tác dụng phụ này sẽ tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp có thể xuất hiện phản ứng nghiêm trọng như nổi mề đay, buồn nôn, sưng hạch, viêm mạch máu hoặc co giật, nhưng rất hiếm và thường liên quan đến việc không tuân thủ đúng quy trình tiêm chủng an toàn.

Sau khi tiêm phòng cúm, có thể xảy ra một số tác dụng phụ

Sau khi tiêm phòng cúm, có thể xảy ra một số tác dụng phụ

Sau khi tiêm phòng cúm có bị mắc cúm không?

Câu trả lời là có thể. vacxin cúm cần 10 - 14 ngày để tạo miễn dịch. Trong thời gian này, bạn vẫn có nguy cơ mắc cúm nếu tiếp xúc với virus. Bạn cần nhớ vacxin không bảo vệ 100% trước mọi chủng cúm, nhưng bệnh thường nhẹ hơn nếu bạn đã tiêm phòng. Vì vậy, hãy tiêm nhắc lại mỗi năm do virus cúm thay đổi.

 

Từng mắc cúm rồi có cần tiêm vacxin không?

Có, mắc cúm không tạo miễn dịch hoàn toàn do có nhiều chủng virus cúm khác nhau. Tiêm phòng vacxin giúp bảo vệ trước các chủng mới, giảm nguy cơ tái nhiễm và giảm nhẹ triệu chứng. 

 

Như vậy, tiêm phòng cúm là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ lây nhiễm và phòng ngừa các biến chứng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tiêm đúng thời điểm và lựa chọn loại vacxin phù hợp. Hãy chủ động tiêm phòng để bảo vệ bản thân và cộng đồng nhé!

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan