Tiểu đường thai kỳ - Những điều mẹ bầu cần biết!

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
30/06/2021 - 2704 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Mặc dù bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ gặp phải trong khoảng thời gian mang thai, nhưng bệnh rất nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng tới cả mẹ và bé nếu mẹ bầu không nắm rõ những thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ này!

Thông tin chung về bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ, là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai do giai đoạn mang thai các hormone trong cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi.

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu luôn được tăng cường hormone Insulin để điều hòa chỉ số đường huyết ổn định. Tuy nhiên, khi nhau thai bắt đầu được hình thành, một loại hormone ngăn sự hoạt động của Insulin sẽ được tiết ra. Tình trạng này khiến tuyến tụy hoạt động quá tải, Insulin không được sản xuất đủ và giảm khả năng hoạt động, khiến glucose trong máu không thể tới tế bào sinh năng lượng, chúng tích tụ lại trong máu và khiến đường huyết tăng cao.

Tuy nhiên, như tên gọi của bệnh, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong khoảng thời gian mang thai và sẽ hết sau khoảng 4 - 6 tuần sau khi sinh. Mặc dù vậy nhưng bệnh rất khó phát hiện và gây nhiều ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé.

 Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu có thể kể đến như:

- Mẹ bầu thừa cân, béo phì, có chỉ số BMI > 30.

- Mẹ bầu có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.

- Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là người tiểu đường hệ thứ nhất.

- Mang thai ở thời kỳ trên 35 tuổi.

- Mẹ bầu có tiền sử hoặc đang bị tăng huyết áp.

- Tiền sử rối loạn hấp thu glucose.

- Tiền sử sinh bé nặng trên 4kg.

- Tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

- Tiền sử thai lưu ở những thai kỳ trước.

Nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ kể trên, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt, còn những mẹ bầu khỏe mạnh thì nên tầm soát khi thai ở tuần tuổi thứ 24 - 28.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

 Giống như bệnh tiểu đường thông thường, tiểu đường thai kỳ cũng không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu vẫn có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng dưới đây:

- Khát nhiều: Lượng đường huyết tăng cao, nước sẽ kéo từ tế bào vào máu để làm loãng đường huyết dư, khiến các tế bào thiếu nước, chúng sẽ phát tín hiệu tới hệ thần kinh, gây cảm giác khát nước.

 - Tiểu nhiều: Cơ thể không ngừng tăng cường quá trình đào thải lượng đường dư thừa trong máu, khiến thận hoạt động nhiều hơn, làm tăng tần suất đi tiểu trên 7 lần/ngày.

- Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,...: Do lượng đường được đào thải qua nước tiểu cao nên dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát triển, gây ra các bệnh vùng kín.

 Một số triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Một số triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

- Khó lành các vết trầy xước, vết thương: Đường huyết cao khiến hệ thống miễn dịch suy giảm, đồng thời máu lưu thông chậm, khiến các tế bào hồng cầu và chất dinh dưỡng di chuyển chậm, làm vết thương khó lành hơn.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có cảm giác đói thường xuyên và ăn nhiều hơn nhưng lại thấy cân nặng vẫn giảm không rõ nguyên nhân là do đường trong máu không đi vào được tế bào để sinh năng lượng, nên cơ thể luôn cảm thấy đói.

- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức: Do các tế bào không sử dụng được đường trong máu để chuyển hóa thành năng lượng, nên mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

- Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn méo…: Đường huyết cao gây phá hủy mao mạch đáy mắt, làm thay đổi độ khúc xạ, ảnh hưởng tới tầm nhìn, gây ra hiện tượng nhìn mờ, nhìn đôi...

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: Nước tiểu có kiến bâu, tê bì và tím tái các đầu ngón chân, ngón tay, viêm và sưng nướu,...

Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ mặc dù chỉ diễn ra rất ngắn trong khoảng thời gian mang thai và kết thúc sau khi sinh, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu có thể kể đến như:

- Tiền sản giật, sản giật.

- Thai chết lưu.

- Sinh non.

- Khó sinh do thai nhi có kích thước lớn.

- Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.

Còn đối với thai nhi, các bé có thể bị ảnh hưởng bởi các biến chứng nguy hiểm như:

- Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh ra, tuyến tụy vẫn tiếp tục sản xuất Insulin để đáp ứng lại đường huyết đang dư trong máu, gây ra tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.

- Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp 8 lần so với trẻ khỏe mạnh bình thường.

- Trẻ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở hệ tim mạch, thần kinh, tiết niệu…

- Trẻ dễ bị thừa cân, béo phì, vàng da…

Những thói quen giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết thai kỳ tốt hơn. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết thai kỳ tốt hơn.

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và hạn chế bệnh biến chuyển xấu, mẹ bầu nên:

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý:

+ Ăn ít thực phẩm chứa tinh bột “xấu” (cơm trắng, bánh mỳ, nui…) và thay thế bằng các thực phẩm tinh bột “tốt” (gạo lứt, khoai lang…)

+ Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: rau xanh có màu và các loại hoa quả.

+ Bổ sung thực phẩm giàu protein như: Thịt bò, thịt gà, trứng…

+ Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo “tốt”: các loại hạt khô (hạt lanh, hạt điều…), quả bơ, dầu oliu…

+ Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

- Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ 15 - 30 phút mỗi ngày hoặc vận động theo các bài thể dục nhẹ nhàng mà bác sĩ hướng dẫn.

Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động hằng ngày đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát đường huyết đối với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Có thể chữa khỏi được bệnh tiểu đường thai kỳ không? 

Như đã nêu trên, bệnh tiểu đường thai kỳ gặp phải trong khoảng thời gian mẹ bầu mang thai và sẽ hết sau khi sinh khoảng 4 - 6 tháng. Bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể chữa khỏi và không gây ảnh hưởng tới thai nhi và các lần mang thai tiếp theo, nếu mẹ bầu tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện những thói quen lành mạnh như đã nêu trên.

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ cũng là một bệnh nguy hiểm thường gặp ở mẹ bầu. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi, cần nắm rõ các thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ đã nêu trên và kiểm tra sức khỏe, tầm soát tiểu đường thường xuyên.

  (Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

                                                                                                                                        Pharmart.vn tổng hợp

                                                                                                                                        Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan