Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
05/03/2024 - 294 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Ngô Thị Minh Ngọc

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Ngô Thị Minh Ngọc

Dược sĩ Ngô Thị Minh Ngọc tốt nghiệp đại học chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Bình, hiện đang là Dược sĩ Lâm sàng và tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc Pharmart.vn

Có thể nói, trong các bệnh về đường tiêu hóa thì đau dạ dày là phổ biến nhất. Hãy cùng Pharmart.vn tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng như cách điều trị đau dạ dày hiệu quả nhé.

Giới thiệu bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là hiện tượng thành trong dạ dày xuất hiện những tổn thương, viêm nhiễm do acid và pepsin. Đây là chứng bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh về đường tiêu hóa.

Bất cứ đối tượng nào cũng có khả năng mắc bệnh đau dạ dày. Kể cả người già, người trong độ tuổi trung niên, thanh niên hay thậm chí là trẻ em. Căn bệnh này gây nên những trở ngại nhất định với sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày

Dạ dày là cơ quan đảm nhiệm vai trò tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi gặp tình trạng viêm nhiễm, tổn thương, chức năng này bị đình trệ, tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Có 3 vị trí đau dạ dày thường gặp nhất mà bạn nên biết:

  • Đau vùng thượng vị: Đây là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau của người bệnh có nhiều khi sẽ lan ra cả vùng ngực, hoặc sau lưng. Đau vùng thượng vị gây ra bởi đau dạ dày sẽ làm người bệnh trải qua cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài.
  • Đau vùng bụng giữa: Đây chính là vùng quanh rốn - nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể. Do đó khi bị đau vùng này có nhiều khi người bệnh sẽ khó phân biệt được có phải là đau dạ dày hay không. Các cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc đau quặn thắt, có thể đau cả vùng bụng phải. Người bệnh sẽ thấy đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,...
  • Đau vùng bụng dưới bên trái: Triệu chứng phổ biến là những cơn đau khi bệnh nhân đang đói và sẽ dịu đi sau khi ăn. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy tức bụng, khó tiêu, đầy hơi,...

 

Nguyên nhân

Đối với các bệnh lý nói chung và đau dạ dày nói riêng thì việc nắm bắt được nguyên do gây bệnh là rất quan trọng để quá trình điều trị đạt hiệu quả. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, có thể tóm gọn lại bằng 6 nguyên nhân phổ biến nhất như sau:

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

  • Đau dạ dày do vi khuẩn, vi sinh vật: Loại vi khuẩn điển hình gây nên đau dạ dày chính là vi khuẩn HP. Khi nhiễm khuẩn này, dạ dày người bệnh sẽ gặp tình trạng viêm loét, thậm chí là xuất huyết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh nhiễm vi khuẩn HP nhưng không gây viêm loét dạ dày.
  • Đau dạ dày do thói quen ăn uống: Một chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ gây tác hại tiêu cực cho dạ dày. Chẳng hạn như thường xuyên bỏ bữa, ăn quá no hay quá đói, ăn khuya, ăn nhiều đồ chua/cay/nóng, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc khác như đọc sách báo/xem tivi/điện thoại, ăn thực phẩm mất vệ sinh/ôi thiu,...
  • Đau dạ dày do thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá,...: Thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích,... chính là điều kiện để vi khuẩn HP phát triển và gây hại cho dạ dày.
  • Đau dạ dày do tâm lý căng thẳng: Môi trường làm việc hay môi trường sống áp lực gây ra sự căng thẳng thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Áp lực khi căng thẳng sẽ làm dạ dày co bóp và tiết ra các chất dịch. Hiện tượng này sẽ làm mất cân bằng độ pH trong dạ dày, bào mòn niêm mạc dạ dày gây ra viêm loét. 
  • Đau dạ dày do các bệnh lý về đường tiêu hóa: Bất cứ bệnh lý nào liên quan đường tiêu hóa đều gây ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày. Chẳng hạn như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, ung thư tụy,...
  • Đau dạ dày do lạm dụng thuốc Tây: Ở đây đề cập tới các loại thuốc kháng viêm và thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng các loại thuốc này sẽ ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi trong dạ dày gây ra viêm loét hay xuất huyết,... 

 

Triệu chứng

Bệnh đau dạ dày có thể được phát hiện thông qua những triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau quặn thắt hay đau âm ỉ thường xuyên ở vùng thượng vị
  • Đầy bụng, khó tiêu, chán ăn 
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng xảy ra do chức năng tiêu hóa của dạ dày bị rối loạn
  • Buồn nôn hoặc nôn do dạ dày không tiêu hóa được khiến thức ăn bị đẩy ngược lên miệng
  • Chảy máu đường tiêu hóa là triệu chứng nặng và nghiêm trọng nhất của đau dạ dày, có thể dẫn tới ung thư

Ngoài ra còn có một số biểu hiện như giảm cân bất thường, khó lên cân, thay đổi thói quen đại tiện.

 

Phân loại bệnh

Để nắm rõ hơn về đau dạ dày, chúng ta cần biết về một số loại bệnh dạ dày phổ biến. Cụ thể như sau:

  • Bệnh viêm loét dạ dày: 

Biểu hiện ban đầu của bệnh viêm loét dạ dày chỉ là những vết viêm ở niêm mạc dạ dày, sau đó mới chuyển thành vết loét. Lúc này cơ thể người bệnh sẽ chịu những triệu chứng điển hình nhất của bệnh đau dạ dày.

  • Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng: 

Viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng vết loét không chỉ có ở niêm mạc dạ dày mà còn xuất hiện ở tá tràng, ngay phía dưới dạ dày. Bệnh này gây ra một số chứng viêm phổ biến trong dạ dày như viêm bờ cong nhỏ/bờ cong lớn, viêm hang vị/thượng vị dạ dày,...

  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: 

Hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản là khi thức ăn, dịch vị,... trong dạ dày không tiêu hóa được mà đẩy ngược lên thực quản. Tình trạng này gây khó chịu không ít cho người bệnh. Người bệnh sẽ thường xuyên thấy buồn nôn, ợ chua, nóng rát thực quản, nghẹn, khó nuốt,.... Biến chứng đầu tiên thường gặp nhất của  trào ngược dạ dày - thực quản chính là viêm thực quản. Thời gian lâu dần sẽ gây tổn thương cho thực quản, hầu và họng của người bệnh.

 

Biến chứng của bệnh

Bệnh đau dạ dày nếu không được điều trị tốt, dứt điểm thì sẽ có khả năng dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, không thể xem thường. Dưới đây là 5 biến chứng của bệnh đau dạ dày mà người bệnh cần lưu ý:

  • Xuất huyết dạ dày: 

Đây là kiểu biến chứng thường gặp nhất nếu bị đau dạ dày trong thời gian dài nhưng không điều trị kịp thời. Xuất huyết dạ dày có những biểu hiện điển hình như đau thượng vị, vã mồ hôi, da xanh xao, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,... 

Nếu diễn tiến nặng, mất máu nhiều thì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Do đó khi phát hiện những dấu hiệu trên thì người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

  • Thủng dạ dày:

Vết viêm loét khi ăn sâu vào thành dạ dày, tá tràng thì sẽ gây thủng, khiến người bệnh đau bụng dữ dội. Cơn đau như bị dao đâm mới đầu sẽ ỏ vùng thượng vị sau lan ra khắp bụng. Bên cạnh đó, người bệnh còn sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn, thở gấp, tim đập nhanh,... Có thể nói đây là biến chứng ngoại khoa nặng nhất của đau dạ dày. 

Nếu xử lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, gây tử vong. Biến chứng thủng dạ dày thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn là nữ giới do thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia. 

Các biến chứng của bệnh đau dạ dày

Các biến chứng đau dạ dày thường gặp nhất

  • Hẹp môn vị:

Đoạn nối giữa dạ dày và tá tràng gọi là môn vị. Nguyên nhân gây nên hẹp môn vị thường gặp nhất là vết loét ở dạ dày nằm ở bờ cong nhỏ gần môn vị. Tình trạng hẹp môn vị sẽ gây cản trở quá trình lưu thông thức ăn và dịch vị từ dạ dày xuống tá tràng. Khi dạ dày bị ứ đọng thức ăn và các chất dịch thì sẽ giãn to ra. Điều này làm rối loạn quá trình chuyển hóa nước điện giải trong cơ thể, khiến cơ thể kiệt quệ và cần phải phẫu thuật để khắc phục và điều trị.

  • Viêm dạ dày mãn tính:

Tình trạng viêm loét dạ dày diễn ra trong thời gian dài, tái đi tái lại mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày mãn tính. Lúc này người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

  • Ung thư dạ dày:

Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đau dạ dày. Ung thư dạ dày không có triệu chứng không rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi đã vào giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi phát hiện những dấu hiệu như đau dạ dày thường xuyên, sụt cân nghiêm trọng, ợ nóng, chán ăn, chướng bụng, ăn không tiêu,... thì người bệnh nên kịp thời thăm khám để phát hiện và điều trị sớm nếu có dấu hiệu ung thư.

 

Cách chữa bệnh đau dạ dày

Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa đau dạ dày là lựa chọn của đa số người bệnh. Thuốc nam có nguồn gốc từ thảo dược nên lành tính, hầu như không gây tác dụng phụ, hiệu quả điều trị tốt, có thể sử dụng thường xuyên trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thảo dược cũng giúp cơ thể người bệnh tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn.

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian

Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

  • Dùng lá mơ lông
  • Dùng quả sung
  • Dùng nghệ
  • Dùng mật ong
  • Dùng gừng
  • Dùng lá vú sữa
  • Dùng nước dừa
  • Dùng chuối xanh
  • Dùng nha đam
  • Dùng lá trầu không

Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với những người đau dạ dày mức độ nhẹ vì tác dụng của thảo dược chậm, cần thời gian lâu dài để điều trị, và không chữa dứt điểm được tình trạng bệnh. Nếu đau dạ dày mức độ nặng thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

Điều trị bằng thuốc Tây

Ngoài các bài thuốc dân gian, người bị đau dạ dày cũng có thể điều trị bệnh bằng thuốc Tây. Phương pháp này đem tới hiệu quả giảm đau nhanh chóng, đồng thời nhiều loại thuốc còn kèm thêm tác dụng trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày,...

Khi sử dụng thuốc Tây người bệnh có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ, nhất là nếu sử dụng thuốc không đúng cách. Chính vì thế, người bệnh nên khám bác sĩ để có phác đồ điều trị và chỉ định sử dụng thuốc hiệu quả nhất.

Chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây

Chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây

Các nhóm thuốc điều trị bệnh dạ dày phổ biến nhất là: 

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng axit dạ dày
  • Thuốc trị đầy hơi, ợ chua
  • Thuốc chống nôn.
  • Thuốc chống tiêu chảy, thuốc ngăn ngừa co thắt dạ dày, thuốc nhuận tràng,...

Người bệnh còn có thể kết hợp sử dụng thuốc Tây với các thực phẩm chức năng để đạt hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh dạ dày. Dù vậy vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết kết hợp như thế nào cho hợp lý, tránh những ảnh hưởng không mong muốn tác động tới cơ thể.

Hiện nay trên thị trường có các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, diệt khuẩn HP, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như An Dạ Kingphar, Tinh chất nghệ Curcumin 3C, Nexium 24hr, Tums Extra Strength,...

Hộp 40 viên

131.000đ/ hộp
9 đánh giá

 

Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày

Người đau dạ dày cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, nhanh lành bệnh:

  • Bị đau dạ dày nên ăn nhiều loại rau xanh bổ sung chất xơ, trái cây cũng như các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho dạ dày: cải bẹ xanh, súp lơ xanh, mồng tơi, chuối, táo, đu đủ, khoai tây, gừng, nghệ,...
  • Khi đau dạ dày nên hạn chế ăn các món cay nóng, đồ ăn có vị chua, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ ăn nhiều dầu mỡ,...
  • Không dùng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng, hết hạn, ôi thiu,...

Chế độ ăn uống dành cho người đau dạ dày

Chế độ ăn uống hợp lý cho người đau dạ dày

  • Hạn chế đồ uống có gas, bia rượu, chất kích thích
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với khoảng cách hợp lý giữa các bữa, không nên ăn quá nhiều thức ăn trong 1 bữa
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn chín, uống sôi
  • Uống nhiều nước, nhưng nên tránh uống ngay trước và sau bữa ăn
  • Không ăn bữa khuya, bữa tối nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng
  • Không vận động mạnh hay nằm xuống ngay khi vừa ăn xong
  • Nêm nếm thức ăn nhạt, không thêm quá nhiều muối hay các loại gia vị vào món ăn.

 

Cách phòng tránh

Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày nếu chăm sóc bản thân đúng cách. Pharmart.vn khuyên bạn một số cách phòng tránh đau dạ dày hữu ích như sau:

  • Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể bằng việc tập thể dục thường xuyên
  • Chế độ ăn uống khoa học, điều độ, không dùng chất kích thích hay ăn những món chua, cay, nóng,... khiến dạ dày phải tiết ra nhiều dịch
  • Không nên để bản thân thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm nếu như có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cũng như các bệnh lý khác và điều trị kịp thời.

Nếu đã có dấu hiệu của đau dạ dày thì bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra bằng cách:

  • Tìm đến bác sĩ để khám và có hướng điều trị tốt nhất
  • Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng như bác sĩ kê đơn
  • Nếu không có sự cho phép của bác sĩ thì không tự ý ngừng thuốc hay đổi sang dùng loại thuốc khác
  • Đúng hẹn tái khám theo lịch của bác sĩ để xác định chính xác quá trình điều trị có hiệu quả hay không.

 

Liên hệ Pharmart.vn để được tư vấn khi bị đau dạ dày

Hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn là đơn vị chuyên cung cấp thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe hàng đầu Việt Nam. Pharmart.vn sở hữu đội ngũ dược sĩ, bác sĩ chuyên nghiệp luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của bạn về bệnh đau dạ dày. Nếu cảm thấy cơ thể có những triệu chứng của bệnh thì hãy nhanh tay liên hệ tổng đài 1900 6505 hoặc hotline 0934.481.818 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn trực tiếp)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Pharmart.vn, sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan