Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và cách nhận biết

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
06/03/2024 - 1774 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

Dược sĩ Ngô Anh Thư tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng trường cao đẳng Dược Phú Thọ. Đến nay, chị đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề.

Tiểu đường thai kỳ là một trong bệnh thường gặp ở mẹ bầu trong thời gian mang thai. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu cần nắm rõ những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ và cách nhận biết, kiểm soát dưới đây.

Đối tượng nào dễ có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ gặp ở phụ nữ trong khoảng thời gian mang thai. Những đối tượng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và dễ có dấu hiệu của bệnh là:

  • Mang thai ở tuổi 35 trở lên.
  • Bị béo phì, thừa cân khi trước khi mang thai.
  • Tăng cân quá nhanh trong thời gian mang thai.
  • Tiền sử gia đình có cha, mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Từng mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg.
  • Tiền sử sinh non, thai dị tật, thai lưu.
  • Đang mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Đang có chỉ số đường huyết cao ở mức tiền tiểu đường.

Thời kỳ mang thai là thời kỳ sức khỏe của phụ nữ rất nhạy cảm, vì thế để giảm thiểu yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì sức khỏe thật tốt khi có kế hoạch mang thai.

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ không đặc điểm riêng và cũng không khác biệt so với bệnh tiểu đường. Bệnh thường diễn ra âm thầm, khó phát hiện bởi những triệu chứng không rõ rệt và thường chỉ được phát hiện khi phụ nữ mang thai thăm khám sức khỏe. Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ có dễ nhận biết nhất là:

Thường xuyên khát và uống nhiều nước

Cơ thể chúng ta có cơ chế cân bằng nước và điện giải nhờ áp lực thẩm thấu của nước, tức là nước sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ chất hòa tan thấp tới nơi có nồng độ chất hòa tan cao.

 Khát nước thường xuyên là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ.

Khát nước thường xuyên là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ.

Khi mắc tiểu đường thai kỳ nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung, nồng độ đường trong máu sẽ cao hơn trong tế bào, do đó nước từ trong tế bào thoát qua màng và đi vào máu để làm loãng nồng độ đường đang cao. Lượng nước từ tế bào thoát ra nhiều, tế bào thiếu nước và phát tín hiệu tới hệ thần kinh, gây cảm giác khát nước thường xuyên và cần bổ sung nước để cân bằng.

Vậy nên, biểu hiện đầu tiên của bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ là thường xuyên thấy khát và uống nhiều nước.

Đi tiểu nhiều

Vẫn theo cơ chế cân bằng điện giải của cơ thể, hệ tiết niệu luôn làm việc không ngừng để lọc và đào thải qua đường nước tiểu. Do vậy, thận không ngừng tăng cường hoạt động để đào thải lượng đường dư trong máu qua nước tiểu, khiến tần suất đi tiểu tăng trên 7 lần/ngày.

Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm

Theo cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, đường huyết thường xuyên ở mức cao sẽ gây ức chế hệ miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng (phổi, da - mô mềm, tiết niệu…). Hơn nữa, do lượng đường trong máu cao nên những vết thương hở sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vết thương nặng hơn, dễ nhiễm trùng và chậm lành.

 Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị nhiễm nấm, nhiễm trùng.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị nhiễm nấm, nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, nhiễm nấm (nấm móng, kẽ chân, kẽ tay, nấm sinh dục…) cũng là bệnh lý hay gặp ở người tiểu đường, bởi đường huyết cao cùng với môi trường ẩm ướt cũng là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nấm.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ còn cần phải lưu ý giữ gìn vệ sinh vùng kín, bởi khi mang thai hormone thay đổi nhiều, cùng với nồng độ đường trong nước tiểu cao và môi trường ẩm ướt của vùng kín, sẽ rất dễ bị nấm vùng kín, gây ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.

Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức

Do sự chênh lệch nồng độ đường huyết và tế bào, lượng đường trong máu cao hơn trong tế bào, nên tế bào không thể lấy đường để tạo ra năng lượng cho các hoạt động. Vì vậy, cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Mắt nhìn mờ

Đường huyết cao gây phá hủy mao mạch đáy mắt, dịch chuyển thủy tinh thể, làm thay đổi độ khúc xạ, ảnh hưởng tới tầm nhìn, gây ra hiện tượng nhìn mờ, nhìn đôi…

Ngoài những dấu hiệu nêu trên, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải các dấu hiệu khác như: Sụt cân bất thường, mảng da tối màu (tại các vùng cổ, bẹn…), tê bì đầu ngón tay, ngón chân...

Nên làm gì khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ?

Ngay khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng:

Phụ nữ có thai cần thay đổi chế độ dinh dưỡng theo chế độ của người tiểu đường, nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng và calo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

 Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý.

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng:

- Nếu bà bầu có mức cân nặng trung bình, không thừa cân béo phì thì mỗi ngày nên nạp từ 2200 - 2500 calo từ dinh dưỡng.

- Nếu bà bầu đang bị béo phì, thừa cân thì mỗi ngày chỉ nên nạp 1800 calo từ dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng được Hướng dẫn Y khoa cho Thai kỳ của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia khuyến cáo là:

  • Nhóm thực phẩm chứa đạm nên chiếm 12 – 20% tổng calo mỗi ngày.
  • Nhóm thực phẩm chứa bột đường nên chiếm 50 – 55% tổng calo mỗi ngày.
  • Nhóm thực phẩm chứa chất béo nên chiếm dưới 30% tổng calo mỗi ngày.
  • Nhóm thực phẩm chứa chất xơ nên bổ sung ít nhất 25 - 30 gram mỗi ngày.

Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày

Để duy trì sức khỏe ổn định cho cả mẹ và bé, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ được khuyến khích vận động nhẹ nhàng 30 - 45 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ chậm...

Bà bầu thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày từ 20 - 30 phút sẽ giúp kiểm soát hoạt động của Insulin tốt hơn, từ đó chỉ số đường huyết sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.

 Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày giúp bà bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày giúp bà bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên kiểm tra đường huyết thường xuyên vào các mốc thời gian trước khi ăn và sau khi ăn 1 - 2 giờ và ghi lại thành nhật ký, để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết tốt hơn và có sự điều chỉnh hợp lý thông qua chế độ ăn hay phác đồ điều trị.

Ghi lại nhật ký phát triển của thai nhi

Thăm khám thai định kỳ và ghi lại nhật ký phát triển của thai nhi giúp bà bầu và bác sĩ theo dõi, kiểm soát tốt sức khỏe của bé và ngăn ngừa kịp thời các biến chứng. Đặc biệt là ở những tháng cuối của thai kỳ, nên theo dõi sát sao về kích thước của bé, nếu thai nhi phát triển quá lớn cần có sự can thiệp kịp thời.

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, cần nắm chắc những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên và xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan