GIẢI ĐÁP: Bệnh tiểu đường lây qua đường nào?

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
05/07/2021 - 793 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Tiểu đường được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” với con số người mắc bệnh tăng lên từng ngày, từng giờ và đang ngày càng tăng cao. Cứ 10 người thì sẽ có 2 người mắc tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường có lây không, lây qua đường nào? Pharmart.vn sẽ giải đáp ngay qua bài viết này.

Bệnh tiểu đường có lây không, lây qua đường nào?

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO: “Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa (Glucid, Protid, Lipid) do cơ thể bị thiếu hụt Insulin hoặc suy giảm bài tiết Insulin, khiến lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường”.

Do đó, tiểu đường thuộc nhóm bệnh chuyển hóa và nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường không phải là vi khuẩn, virus hay nấm. Vậy nên tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây qua các đường: tiếp xúc cơ thể, đường máu, sinh dục, ăn uống...

Bệnh tiểu đường có lây qua đường di truyền?

Bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua các đường nêu trên, nhưng tiểu đường có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về mối quan hệ giữa gen và bệnh tiểu đường, nhưng theo nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ, gia đình có bố mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ con mắc tiểu đường khi sinh ra khoảng 14%.

 Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con.

Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con.

Với những gia đình có bố mẹ mắc tiểu đường, con sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với các trẻ khác. Hoặc với những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, con sinh ra cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn nhiều so với trẻ bình thường.

Ngoài nguyên nhân liên quan đến yếu tố di truyền, một nguyên nhân khác có thể là do cùng thói quen sinh hoạt (ăn nhiều đường, ít vận động…) nên tỷ lệ mắc tiểu đường của người trong gia đình cũng sẽ cao hơn.

Tóm lại, bệnh tiểu đường không lây truyền qua các đường: tiếp xúc, máu, sinh dục,... mà chỉ có một phần yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con.

Biện pháp phòng chống lây bệnh tiểu đường

Do không phải bệnh lây nhiễm nên cách phòng tránh bệnh tiểu đường rất đơn giản, nói chung đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày. Để phòng tránh bệnh tiểu đường, bên cạnh việc nắm rõ những triệu chứng của bệnh tiểu đường để phát hiện bệnh kịp thời, còn cần phải kết hợp các biện pháp dưới đây.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng:

 Tham khảo tháp dinh dưỡng để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tham khảo tháp dinh dưỡng để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Lượng chất xơ nên chiếm 25g - 35g trong thực đơn mỗi ngày. Bởi chất xơ đóng vai trò kiểm soát đường huyết rất tốt trong việc phòng chống bệnh tiểu đường. Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn như: Rau không chứa tinh bột (bông cải xanh, su hào, cà rốt…), các loại hạt (điều, hạnh nhân, óc chó…)...

- Các loại hoa quả có chỉ số đường GI thấp nên bổ sung vào thực đơn như: Bưởi, dâu tây, cam, quýt, bơ,...

- Hạn chế các loại tinh bột “xấu” (gạo trắng, bánh mì trắng,...) và thay thế bằng các các loại thực phẩm chứa tinh bột “tốt” với chỉ số GI thấp như: gạo lứt, khoai lang, bánh mì đen,...

- Thực phẩm giàu đạm như: Thịt nạc, các loại cá (cá thu, cá hồi…), đậu tương, các loại hạt… nên chiếm 150g - 250g trong thực đơn mỗi ngày.

- Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu acid béo (omega-3, omega-6) có trong các loại hạt khô (hạt chia, óc chó, lanh…), một số loại cá biển (cá hồi, cá thu…)

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, muối và đường, thường hay có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh.

- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giúp hỗ trợ hoạt động chuyển hóa của cơ thể tốt hơn.

Thực hiện một lối sống lành mạnh và khoa học:

 Rèn luyện thể thao mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động của Insulin.

Rèn luyện thể thao mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động của Insulin.

- Rèn luyện thể thao 30 - 45 phút mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, tăng cường chuyển hóa cơ thể và còn giúp kích thích hoạt động của Insulin, kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Luôn theo dõi và kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,...

- Ngoài ra, để có một lối sống lành mạnh phòng chống tiểu đường, còn cần phải: ngủ đủ giấc để đảm bảo các hoạt động của cơ thể, giảm stress giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt hơn...

Vậy tóm lại, để trả lời cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường lây qua đường nào?” thì câu trả lời là: Bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa, không lây nhiễm qua các đường tiếp xúc, máu, sinh dục…, chỉ có yếu tố di truyền. Cần chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học và lành mạnh để phòng ngừa “kẻ giết người thầm lặng” này.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn trực tiếp)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan