Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
11/03/2024 - 527 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

DS. Đoàn Kim Trâm - Cố vấn chuyên môn, Dược sĩ đào tạo cho hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn.

Cơ thể người bệnh tiểu đường luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Xây dựng kế hoạch chăm sóc cụ thể giúp việc điều trị và phòng ngừa biến chứng được hiệu quả hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Hiểu rõ thể trạng người bệnh trước khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường 

Để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường một cách khoa học và chu đáo nhất, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu rõ thể trạng của người bệnh. Người chăm sóc cần nắm rõ câu trả lời của các câu hỏi sau:

- Người bệnh bị đái tháo đường tuýp mấy?

- Các chỉ số về đường huyết, huyết áp và mỡ máu là bao nhiêu? Có ổn định không?

- Bệnh nhân có đang bị biến chứng gì không?

- Mỗi ngày người bệnh đi tiểu bao nhiêu lần, lượng bao nhiêu?

- Tình trạng ăn uống mỗi ngày bao nhiêu bữa, lượng thực phẩm là bao nhiêu và uống bao nhiêu nước? 

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Hiểu rõ tình trạng người bệnh trước khi lên kế hoạch chăm sóc

Lên danh sách các việc chính trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường 

Tiếp theo, bạn cần lên kế hoạch ngắn gọn các đầu việc chính cần làm giúp kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả hơn. 

- Vệ sinh cá nhân.

- Giữ nơi nằm của người bệnh và không gian xung quanh thoáng mát, sạch sẽ.

- Lịch uống thuốc: Sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều dùng.

- Chế độ ăn uống.

- Tập luyện thể dục thể thao.

- Kiểm soát cân nặng, theo dõi các chỉ số.

Chia nhỏ các đầu việc chính trong kế hoạch chăm sóc người tiểu đường

  • Vệ sinh cá nhân người bệnh hàng ngày

Nếu không vệ sinh hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể xuất hiện biến chứng gây loét bàn chân. Các đầu việc nhỏ cần làm:

- Tắm gội và thay quần áo hàng ngày, nếu xuất hiện mụn nhọt cần lau rửa sạch sẽ và dùng thay băng thường xuyên, thay ga trải giường mỗi ngày.

- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ngoài đánh răng nên dùng nước muối để kháng khuẩn. Nếu bệnh nhân bị loét miệng nên dùng khăn mềm để lau.

Vệ sinh cá nhân người bệnh tiểu đường hàng ngày

Vệ sinh cá nhân người bệnh tiểu đường hàng ngày

  • Chế độ ăn uống

Thực đơn ăn uống không chỉ cần phù hợp với sở thích, khẩu vị mà còn phải phù hợp với tình trạng bệnh, sử dụng thực phẩm giúp kiểm soát tốt đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường:

- Cân bằng carbohydrates giữa các bữa và các ngày.

- Chọn thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa.

- Đối với bệnh nhân tiểu đường thừa cân, béo phì, nên cắt bớt khẩu phần bữa ăn so với trước đây.

- Dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên cám…

- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Người chăm sóc cần lên kế hoạch ăn uống cho cả 7 ngày trong tuần, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là 2 thực đơn gợi ý cho cả ngày:

Thực đơn 1: Năng lượng 1.400kcal/ngày/người.

Thực đơn chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Thực đơn 2: Năng lượng 1.800kcal/ngày/người.

Thực đơn chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Cần chú ý: Người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn miến dong và thực phẩm chứa nhiều chất xơ để tránh táo bón và tăng glucid. 

  • Tập luyện thể dục thể thao

Về việc tập thể dục, listing khoảng 5-7 cách thể dục cho ng tiểu đường, sau đó khuyên họ nên chọn khoảng 2 loại phù hợp để thay đổi, đặt timeline cho đầu việc là sáng/ chiều như nào phù hợp

Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng 30 phút - 1 giờ mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Tập luyện 2 - 3 hình thức thể dục linh hoạt vào sáng và chiều với thời gian cụ thể và thay đổi phù hợp với sức khỏe người bệnh. Sau đây là 7 cách tập thể dục phổ biến:

- Đi bộ bước nhanh hoặc leo cầu thang. 

- Nhảy Aerobic.

- Chạy xe đạp.

- Bơi lội.

- Làm vườn.

- Tập yoga.

- Tập thái cực quyền (taichi).

Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần

Những chỉ số cần theo dõi trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường 

  • Chỉ số đường huyết

Mục tiêu chỉ số đường huyết lý tưởng cho người tiểu đường:

- Trước khi ăn: 70 đến 130 mg/dL.

- Sau ăn 2 giờ: Dưới 180 mg/dL.

Người bệnh nên có máy đo tiểu đường tại nhà để thuận tiện theo dõi đường huyết xem có ổn định không. Cần kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày và ghi chép lại, tính mức trung bình hàng tuần, hàng tháng xem có cải thiện với mục tiêu đề ra không.

Cụ thể đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, kiểm tra 3 lần mỗi ngày. Người mắc đái tháo đường tuýp 2 theo dõi chỉ số vào các thời điểm trước bữa ăn, sau khi ăn 1 - 2 tiếng, trước khi đi ngủ và lúc cơ thể có triệu chứng hạ đường huyết. 

Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và huyết áp khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết và huyết áp khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

  • Chỉ số huyết áp

Mục tiêu: 140/90 mmHg. Người chăm sóc nên đo cho bệnh nhân thường xuyên, đo ở nhiều thời điểm khác nhau và theo dõi trong thời gian dài, nếu có bất thường cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện khám.

  • Chỉ số mỡ máu

Chỉ số mỡ máu hay chính là nồng độ cholesterol trong máu. Người chăm sóc nên đưa người bệnh đi kiểm tra theo định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa và phát hiện sớm các biến chứng. Chỉ số mỡ máu được đánh giá là an toàn:

- LDL cholesterol: Dưới 110 mg/dL.

- HDL cholesterol: Trên 40 mg/dL (nam) và trên 50mg/dL (nữ).

- Triglycerides: Dưới 150 mg/dL.

Đánh giá hiệu quả kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường 

Sau mỗi tuần, mỗi tháng, người chăm sóc cần kiểm tra lại các chỉ số xem đã được kiểm soát chưa, tình hình bệnh nhân tiểu đường có được cải thiện hơn trước không. Nếu các chỉ số chưa được kiểm soát tốt, hay cần tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, hãy đưa người bệnh đến gặp bác sĩ cho lời khuyên để có kế hoạch chăm sóc phù hợp hơn.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả hơn

Tham khảo ý kiến bác sĩ để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả hơn

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân nên kết hợp dùng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như Gumar Plus, Advance Glucose, … giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Nhà thuốc Pharmart.vn là địa chỉ mua uy tín bạn nên tham khảo.

Hộp 120 viên

650.000đ
450.000đ/ hộp
28 đánh giá

Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Hy vọng với kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường Pharmart.vn chia sẻ ở trên, bạn đã có thể tự tin vận dụng chăm sóc cho người thân của mình rồi.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan