Các giai đoạn của bệnh tiểu đường và cách ngăn chặn

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
07/03/2024 - 611 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

DS. Đoàn Kim Trâm - Cố vấn chuyên môn, Dược sĩ đào tạo cho hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn.

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) thường được chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn tương ứng với mỗi cách điều trị khác nhau. Vì vậy việc nắm được các giai đoạn của bệnh tiểu đường sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người bệnh trong việc điều trị và sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn 

Thông thường, bệnh tiểu đường được chia thành 4 giai đoạn chính. Tuy nhiên ranh giới các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường không được xác định rõ ràng. Từ bệnh tiểu đường tuýp 2, các giai đoạn mới được xác định rõ ràng thành: 

  • Giai đoạn 1: Tiểu đường giai đoạn đầu 
  • Giai đoạn 2: Tiểu đường tiến triển 
  • Giai đoạn 3: Tiểu đường khó kiểm soát 
  • Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. 

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường được tiến triển từ nhẹ đến nặng. Nếu người tiểu đường phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu tiên, việc điều trị có thể sẽ dễ dàng hơn và người bệnh không cần phải dùng thuốc để điều trị. Nhưng trên thực tế, có đến 50% người bệnh tiểu đường phát hiện bệnh ở những giai đoạn muộn hơn. Lúc này bệnh đã có những biến chứng nguy hiểm hơn và ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống người bệnh. 

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường  

Bệnh tiểu đường bao gồm 4 giai đoạn 

 

Đặc điểm của các giai đoạn bệnh tiểu đường 

Giai đoạn 1: Tiểu đường giai đoạn đầu 

Giai đoạn 1 của bệnh tiểu đường được gọi là tiểu đường giai đoạn đầu hoặc tiền tiểu đường. Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu đã vượt ngưỡng lượng đường của một người bình thường, nhưng vẫn ở mức chấp nhận được vì chưa đạt đến ngưỡng chẩn đoán tiểu đường. 

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu như sau: 

  • Xuất hiện nhiều mảng da tối màu ở những bị trí nếp gấp như gáy, nách, cổ tay, cổ chân.
  • Có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường. 
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

Dấu hiệu giai đoạn tiền tiểu đường 

Giai đoạn tiền tiểu đường, người bệnh thường xuất hiện những mảng da tối màu

Giai đoạn 2: Tiểu đường tiến triển 

Ở giai đoạn tiểu đường tiến triển, cơ thể của người bệnh tiểu đường sẽ bắt đầu xảy ra tình trạng kháng insulin, tuyến tụy từ đó cũng sẽ giảm khả năng sản xuất insulin khiến cơ thể không còn chuyển hóa được lượng đường trong máu. Lúc này chỉ số đường huyết lúc đói sẽ ≥ 7mmol/l, sau ăn 2 tiếng đồng hồ ≥ 11.1 mmol/l và HbA1c ≥ 7%.

Những triệu chứng tiểu đường giai đoạn 2 của bệnh là: 

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước. 
  • Người bệnh đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn nhiều, nhanh đói. 
  • Cơ thể bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Da bị khô ngứa, chân tay bị tê, mắt mờ.
  • Các vế thường trên cơ thể (nếu có) sẽ lâu lành hơn bình thường. 

Giai đoạn 2 của bệnh tiểu đường  

Người bị tiểu đường giai đoạn 2, thường cảm thấy khát nước nhiều

Giai đoạn 3: Tiểu đường khó kiểm soát 

Ở giai đoạn 3 khi tiểu đường khó kiểm soát hơn, tính kháng insulin của cơ thể bắt đầu tăng cao, kèm theo đó là tuyến tụy càng suy yếu dẫn đến chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao. Đến giai đoạn 3, việc dùng thuốc ở người bị tiểu đường là bắt buộc. Thậm chí có những trường hợp, người bệnh phải dùng thuốc tiêm vì thuốc uống không đủ khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. 

Một số triệu chứng ở giai đoạn 3 của bệnh tiểu đường: 

  • Người bệnh tiểu đường dần mất cảm giác đau, nóng lánh, tê bì chân tay. 
  • Làn da khô, nứt nẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy. 
  • Ở bàn chân có thể xuất hiện những vết thương nhiễm trùng và lâu lành 
  • Mắt hay có cảm giác đau nhức, không nhìn rõ,... 

người tiểu đường giai đoạn 3 

Ở giai đoạn 3, người tiểu đường vẫn có thể xuất hiện những vết thương ở chân 

Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối 

Giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh mà nhiều biến chứng bệnh tiểu đường xuất hiện cùng một lúc với mức độ năng hơn. Những biến chứng nguy hiểm này có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh một cách nhanh chóng. 

Những dấu hiệu và biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn 4: 

  • Suy tim: biến chứng xơ vữa động mạch khiến tim tăng tần suất co bóp về lâu dài sẽ gây ra tình trạng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực,... thậm chí là tử vong do nhồi máu cơ tim.
  • Suy thận: Lượng đường trong máu tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống mạch máu nhỏ tại thận. Khi đó, thận sẽ không có khả năng lọc máu và khiến các chất độc hại bị tích tụ trong cơ thể gây tình trạng chán ăn, nôn nao. 
  • Liệt dạ dày: ở giai đoạn cuối, biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường khiến người bệnh liệt dạ dày. Điều này làm người bệnh khó khăn trong việc ăn uống, nặng hơn là phải đặt ống dẫn thức ăn. 
  • Xuất huyết võng mạc, loét bàn chân,.... 

người tiểu đường giai đoạn cuối 

Người tiểu đường có thể gặp biến chứng suy thận ở giai đoạn cuối

 

Lời khuyên điều trị trong từng giai đoạn của bệnh tiểu đường

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường đều cần những phương pháp điều trị khác nhau để có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Dưới đây lời khuyên về hướng điều trị ở từng giai đoạn bệnh tiểu đường. 

Tiểu đường giai đoạn đầu

Ở giai đoạn tiền tiểu đường, người bệnh chưa cần phải dùng thuốc mà thay vào đó là áp dụng các phương pháp ăn uống và sinh hoạt khoa học. 

  • Về chế độ ăn uống, người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng các sản phẩm ít tinh bột, ít chất béo xấu và ăn nhiều chất xơ từ rau canh, ngũ cốc cho người tiểu đường,.... Bên cạnh đó, người tiểu đường cũng cần bổ sung thêm các một lượng chất đạm từ thịt, cá. 
  • Về chế độ luyện tập, người ở giai đoạn tiền tiểu đường cần luyện tập thể dục thể thao khoảng 30 đến 45 phút mỗi ngày. 
  • Về chế độ nghỉ ngơi, người bệnh nên ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng đầu óc. 

thực đơn dành cho người tiểu đường 

Người tiểu đường cần ăn uống theo một chế độ khoa học 

Giai đoạn tiểu đường tiến triển 

Trong giai đoạn này, người bệnh tiếp tục thực hiện chế độ ăn uống của giai đoạn tiền tiểu đường, bên cạnh đó là kết hợp sử dụng thuốc điều trị. Về thuốc điều trị, người bệnh cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể tự kiểm tra đường huyết tại nhà hàng ngày và ghi nhật ký để có thể đánh giá hiệu quả điều trị trong giai đoạn này. Đây cũng là cách để các bác sĩ có thể theo dõi bệnh tình sát sao hơn. 

kiểm soát đường huyết tại nhà  

Duy trì kiểm tra đường huyết tại nhà để kiểm soát tốt lượng đường trong máu 

Giai đoạn bệnh tiểu đường khó kiểm soát 

Giai đoạn 3 của bệnh tiểu đường là giai đoạn bắt đầu xuất hiện những biến chứng ở dạng nhẹ. Bởi vậy, mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là kiểm soát tối đa biến chứng tiểu đường và ổn định đường huyết.  

Để kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về mức tiểu đường an toàn đối với cơ thể. Cùng với đó, người bị tiểu đường cũng cần đến bệnh viện kiểm tra đường huyết mỗi 3 tháng một lần để có thể điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp.

đi khám tiểu đường định kỳ  

Người tiểu đường giai đoạn 3 cần đi khám định kỳ để kiểm soát biến chứng tiểu đường

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường

Đây là giai đoạn khá khó khăn nhất trong các giai đoạn của bệnh tiểu đường, bởi giai đoạn này các biến chứng xuất hiện ngày càng nhiều và nặng hơn. Do vậy, để có thể lên được phương án điều trị hiệu quả đòi hỏi gia đình người bệnh và bác sĩ cần có sự phối hợp chặt chẽ. Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường trong giai đoạn này là kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân và tăng chất lượng cuộc sống. 

Giai đoạn 4 này, hệ tiêu hóa của người bệnh đã bị tổn thương nhiều nên sẽ ưu tiên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Bên cạnh đó, người nhà cần kết hợp để kiểm soát chế độ ăn của người bệnh và động viên tinh thân để người bệnh có động lực điều trị bệnh. 

 

Cách hạn chế sự phát triển các giai đoạn của bệnh tiểu đường 

Dưới đây là một số cách mà người tiểu đường có thể áp dụng để hạn chế sự phát triển các giai đoạn của bệnh tiểu đường: 

  • Lựa chọn các bộ môn thể dục thể thao vừa sức để luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày. 
  • Sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể để tránh bị tăng đường huyết sau khi ăn. 
  • Sử dụng một số loại thảo dược đông y như dây thìa canh, mạch môn, hoài sơn,... để phòng ngừa biến chứng và kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. 

 hạn chế phát triển các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Tập thể dục thể thao góp phần hạn chế sự phát triển các giai đoạn của tiểu đường

Lưu ý, để có thể sử dụng các loại thảo dược từ thiên hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y, sử dụng đúng liều lượng và sắc thuốc đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường có thành phần từ các loại thảo dược để không mất công sắc thuốc và ăn chỉnh liều dùng. Một số sản phẩm được nhiều người bệnh tin tưởng như: Gumar Plus, Advanced Glucose, Blood Sugar Control,...

Bệnh nhân tiểu đường nhiều năm đạt hiệu quả tốt với Gumar Plus

Trong đó, viên uống tiểu đường Gumar Plus được bào chế từ Dây thìa canh lá to và quả me rừng được chứng minh có tác dụng hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Sản phẩm đã được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế và được đánh giá cao bởi Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Y học cổ truyền dân tộc.

Hộp 30 viên

180.000đ/ hộp
1 đánh giá

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều điểm bán và kênh bán thực phẩm chức năng. Bởi vậy bạn cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bạn có thể tham khảo Pharmart.vn, hệ thống nhà thuốc uy tín chuyên phân phối các sản phẩm thực phẩm chức năng chính hãng.

Trên đây là chi tiết đặc điểm cũng như cách điều trị các giai đoạn của bệnh tiểu đường mà người bệnh cần nắm được. Hãy nắm rõ những dấu hiệu của từng giai đoạn để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan