GIẢI ĐÁP: Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
05/03/2024 - 840 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Đoàn Kim Trâm

DS. Đoàn Kim Trâm - Cố vấn chuyên môn, Dược sĩ đào tạo cho hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn.

Tuổi thọ là thắc mắc chung của mọi người khi mắc bệnh, đặc biệt là đối với bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường. Vậy người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bị bệnh tiểu đường có bị rút ngắn tuổi thọ?

Tiểu đường là bệnh mãn tính nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn rút ngắn tuổi thọ của người bệnh nếu người bệnh không nhận biết kịp thời qua các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), không quan tâm tới các yếu tố như: tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, phát hiện bệnh sớm hay muộn, có biến chứng nhiều hay ít,... tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường nói chung thường giảm 4 - 6 năm so với người bình thường.

Nguyên nhân tác động đến tuổi thọ ở bệnh nhân tiểu đường

Vậy đâu là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ ở người tiểu đường?

Theo các chuyên gia y tế, đa số các nguyên nhân gây suy giảm ở người bệnh tiểu đường là do các biến chứng của bệnh gây ra. Các biến chứng nhiều người tiểu đường mắc phải có thể kể đến như:

  • Biến chứng tim mạch: Xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…
  • Biến chứng thần kinh: Tăng/hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, tê bì chân tay…
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng da - mô mềm (vết thương lâu lành, bệnh lý bàn chân…)

Trong các biến chứng kể trên, biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường nói chung và cũng là nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường tử vong nhiều nhất.

 Xơ vữa mạch máu là một trong những biến chứng tiểu đường gây suy giảm tuổi thọ.

Xơ vữa mạch máu là một trong những biến chứng tiểu đường gây suy giảm tuổi thọ.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chỉ số đường huyết không tốt cũng là nguyên nhân làm rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Bởi nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy giảm rất nhanh, người bệnh rất dễ mắc phải các bệnh lý mắc kèm (bệnh võng mạc, suy thận…) và gặp biến chứng nặng hơn. 

Người mắc tiểu đường thường sống được bao nhiêu năm?

Để hỏi về con số cụ thể cho tuổi thọ của người bệnh tiểu đường thì không có câu trả lời chính xác, bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Nhưng nói chung vẫn có sự chênh lệch về tuổi thọ giữa hai loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Người mắc tiểu đường tuýp 1 sống được bao nhiêu năm?

Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là tiểu đường vị thành niên vì bệnh thường được phát hiện sớm. Vậy nên, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thời gian gắn bó với bệnh lâu dài hơn tuýp 2, vì vậy nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường cũng sớm hơn và cao hơn. Do đó, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 1 ngắn hơn tiểu đường tuýp 2.

Theo một nghiên cứu cụ thể của Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc, so sánh tuổi thọ trung bình của người bình thường và người tiểu đường tuýp 1 cho thấy: Người tiểu đường tuýp 1 có tuổi thọ ít hơn khoảng 20 năm và tuổi thọ trung bình rơi vào khoảng 60 - 65 tuổi.

Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Người mắc tiểu đường tuýp 2 sống được bao nhiêu năm?

Như đã nói trên, đa số người tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ dài hơn người tiểu đường tuýp 1. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc, người tiểu đường tuýp 2 thường có tuổi thọ ít hơn người bình thường 5 - 10 năm.

Nói chung, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường không có một con số cụ thể nào và phụ thuộc vào việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của người bệnh.

Tuổi thọ của người bệnh tuýp 2 phụ thuộc vào sự chăm sóc sức khỏe, liệu trình điều trị bệnh khoa học, phù hợp. Người bệnh sẽ kéo dài tuổi thọ lâu hơn nếu có sự chủ động trong việc xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường.

Lời khuyên giúp sống lâu hơn với bệnh tiểu đường

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cách chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Để giúp người tiểu đường “sống hòa bình” và sống lâu hơn, các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số lời khuyên dưới đây.

Tuân thủ liệu trình điều trị

Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với người bệnh tiểu đường là phải luôn tuân thủ liệu trình điều trị. Bởi tiểu đường là bệnh cần phải sử dụng thuốc đều đặn (dù có thể giảm liều) để duy trì ổn định chỉ số đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài thường khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn (đau đầu, phát ban, khô miệng…). Vậy nên, người bệnh tiểu đường có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ tiểu đường có thành phần thiên nhiên giúp làm giảm các tác dụng không mong muốn và nâng cao thể trạng như: Gumar Plus, Advanced Glucose, Blood Sugar Control,...

Hộp 120 viên

650.000đ
450.000đ/ hộp
28 đánh giá

 Người tiểu đường cần chủ động kiểm soát chỉ số đường huyết để nâng cao tuổi thọ.

Người tiểu đường cần chủ động kiểm soát chỉ số đường huyết để nâng cao tuổi thọ.

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là chỉ số quan trọng mà bất cứ người bệnh tiểu đường nào cũng cần phải nắm rõ và theo dõi thường xuyên. Duy trì chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn và ổn định giúp người bệnh phòng và điều trị bệnh tốt hơn, từ đó giúp tăng số năm tuổi thọ và chất lượng sống.

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học

Dinh dưỡng, vận động và lối sống lành mạnh cũng là một trong những cách kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh tiểu đường nên cân đối thành phần dinh dưỡng theo khuyến nghị: trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên có 50 - 60% Glucid, 20 - 30% Lipid, 15 - 20% Protid tổng lượng Calo mỗi ngày.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi “Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?” không có một con số cụ thể. Bởi tuổi thọ của người bệnh tiểu đường còn phụ thuộc vào cách chăm sóc và điều trị. Vì vậy, để nâng cao tuổi thọ, người bệnh cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và kiên trì chăm sóc lâu dài để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Để được các Bác sĩ, Dược sĩ tư vấn thêm về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ tới hotline: 1900 6505. Hoặc tham khảo thêm về các sản phẩm thực phẩm chức năng tại Pharmart.vn.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn trực tiếp)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan