GIẢI ĐÁP: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không?

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
04/08/2021 - 279 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

“Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không?” - Là câu hỏi đầy lo lắng của không ít mẹ bầu khi phát hiện mình mắc tiểu đường thai kì. Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Pharmart.vn đọc bài viết dưới đây nhé!

 Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không?

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không?

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không?

Cũng giống như bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, đây lại là một bệnh lý có tính di truyền cao, nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thì con sinh ra có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì con có bị ảnh hưởng gì không

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng lớn tới con, bởi lúc này thai nhi vẫn đang trong bụng mẹ và phải nhận các chất dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai. Vì vậy nếu đường huyết của mẹ tăng cao có thể khiến con gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:

Phát triển quá mức tiêu chuẩn

Đường huyết ở những người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thường xuyên tăng cao sẽ làm tăng cường vận chuyển glucose qua nhau thai vào thai nhi, kích thích tụy của thai nhi tăng cường bài tiết Insulin, làm thai nhi phát triển quá mức bình thường. Điều này có thể khiến mẹ khó sinh và làm tăng nguy cơ: vàng da, hạ đường huyết sau sinh… ở trẻ khi mới sinh.

Mắc các bệnh lý chuyển hóa và hạ đường huyết mới sinh

Trẻ được sinh ra bởi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Nguyên nhân là do ngay từ khi còn trong bụng mẹ, tuyến tụy của thai nhi tăng tiết Insulin gây ức chế sản xuất hormone Glucagon, làm giảm đáp ứng của gan với hormone này dẫn đến làm giảm tân tạo đường ở gan.

Do đã quen với việc sản xuất Insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa được truyền qua nhau thai nên sau khi sinh, tuyến tụy của trẻ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất Insulin. Cùng với sự giảm đáp ứng của hormon Glucagon, điều này gây ra tình trạng hạ đường huyết ở trẻ mới sinh. Trẻ có thể bị co giật, hôn mê, tổn thương não… nếu không được kiểm tra và phát hiện kịp thời.

 Những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi khi đường huyết không được kiểm soát tốt.

Những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi khi đường huyết không được kiểm soát tốt.

Nguy cơ bị suy hô hấp cao

Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sinh con có nguy cơ mắc các hội chứng suy hô hấp cao hơn so với trẻ bình thường. Trẻ suy hô hấp sẽ có các biểu hiện như: khó thở, tím tái, khóc gắt… vì vậy cần chú ý theo dõi trẻ để được cấp cứu kịp thời.

Vàng da sau sinh

Trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ được sinh ra có thể bị vàng da sau sinh. Bởi lượng Bilirubin trong huyết tương tăng do Hemoglobin trong hồng cầu bị phá vỡ, khiến trẻ bị vàng da và niêm mạc. Ở một số trẻ tình trạng này sẽ tự hết sau 28 ngày, tuy nhiên vẫn cần sự theo dõi của bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

Một số ảnh hưởng khác tới sức khỏe

Ngoài những ảnh hưởng về sức khỏe phổ biến nêu trên, trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ còn có thể bị một số ảnh hưởng khác như: Nguy cơ béo phì cao, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, mắc dị tật hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa...

Khi bị tiểu đường thai kỳ nên làm gì để hạn chế ảnh hưởng tới mẹ và bé

Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của tiểu đường thai kỳ tới sức khỏe của trẻ, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau đây:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

 Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đường huyết của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, vì vậy thay đổi và xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều cực kỳ cần thiết.

- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2 - 3 bữa phụ để chia nhỏ lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giữ trạng thái no vừa phải, không bị đói.

- Ăn cố định các bữa chính và bữa phụ vào cùng thời điểm và cùng khối lượng.

- Đảm bảo lượng cân bằng giữa các nhóm chất trong khẩu phần ăn, nên quy định lượng calo nhất định cho mỗi khẩu phần ăn.

- Lưu ý các món ăn mẹ bầu tiểu đường nên ăn và không nên ăn để xây dựng thực đơn cho hợp lý.

- Ăn các món ăn đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất.

Tăng cường vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường xuyên vận động sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa của cơ thể, đường huyết cũng được kiểm soát tốt hơn và còn giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Mỗi ngày mẹ bầu nên vận động từ 15 - 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ chậm, đạp xe… Các bài tập vận động nên được thực hiện sau bữa ăn ít nhất 30 phút.

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và thăm khám định kỳ

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên và thăm khám định kỳ giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ tốt hơn. Ngoài ra còn giúp mẹ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tới thai nhi và có phương án điều trị kịp thời khi phát hiện có bất thường.

 Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và tuân thủ điều trị giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tới thai nhi.

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và tuân thủ điều trị giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tới thai nhi.

Những lời đồn vô căn cứ về tiểu đường thai kỳ mẹ không nên nghe theo

Tiểu đường thai kỳ cũng giống như nhiều bệnh khác, đều có những lời đồn vô căn cứ khiến người bệnh hiểu nhầm về bệnh và ảnh hưởng đến việc điều trị. Vì vậy mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần nắm rõ kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ và không nên nghe theo những lời đồn vô căn cứ và không được kiểm chứng như:

- Trẻ em sinh ra bởi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ rất lớn và cần phải mổ mới lấy được bé ra.

- Mẹ tiểu đường thai kỳ sinh ra con cũng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Trẻ sinh ra bởi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ là trẻ bị dị tật.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không?” mà Pharmart.vn đã tổng hợp được. Tiểu đường thai kì không phải là một bệnh quá nguy hiểm và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nếu mẹ bầu theo dõi sức khỏe thường xuyên và được điều trị kịp thời.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan