HỎI ĐÁP: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
11/08/2021 - 229 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Tiểu đường thai kỳ khi nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm đến cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên trong suốt thời gian mang thai.

Dấu hiệu và chẩn đoán tiểu đường thai kỳ 

Thời điểm xuất hiện tiểu đường thai kỳ thường trong khoảng tuần thai 24 - 28, mẹ bầu cần chú ý những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dưới đây để kịp nhận biết mình có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hay không và kịp thời báo cho bác sĩ để có hương điều trị thích hợp.

  • Luôn khát nước
  • Viêm nhiễm, ngứa vùng kín
  • Các vết thương lâu lành
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nhìn mờ
  • Đi tiểu nhiều và nước tiểu có kiến bâu
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm nấm miệng kéo dài
  • Tăng huyết áp

Để phòng tránh các biến chứng, sản phụ cần kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán có mắc đái tháo đường thai kỳ hay không, để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bà mẹ mang thai sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:

  • Đường máu lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
  • Đường máu ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
  • Đường máu ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ 

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của tiểu đường thai kỳ vẫn được xác định rõ. Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ bao gồm hormone Estrogen, Progesteron, Prolactin, Lactogen do nhau thai tiết ra gây kháng insulin gây tăng đường máu. 

Theo đó, nồng độ các hormone tăng dần theo trọng lượng thai nhi dẫn đến tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. Nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, lượng đường máu tăng liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra các dị tật thai nhi, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của con và trường hợp xấu nhất đó là thai to, tăng tỉ lệ tử vong khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho mẹ không?

Bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các biến chứng trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường.

  • Cao huyết áp

Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển, sinh non và tăng tỷ lệ thai chết lưu. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần chú ý theo dõi huyết áp thường xuyên, nếu có những biểu hiện bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và con.

  • Sinh non

Tiểu đường thai kỳ cũng dễ làm tăng nguy cơ sinh non, nguyên nhân chủ yếu là do kiểm soát lượng đường trong máu muộn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, đa ối, tiền sản giật.

  • Đa ối

Thông thường, dịch ối sẽ nhiều hơn bắt đầu từ tuần thai thứ 26 - 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.

  • Sảy thai và thai chết lưu

Tiểu đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, vì vậy những trường hợp đã bị sảy thai trước đây cần phải được kiểm tra đường huyết một cách thường quy, đặc biệt là nên tiến hành kiểm tra trước khi có kế hoạch mang thai tiếp theo.

  • Nhiễm khuẩn niệu

Nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ không kiểm soát đường huyết tốt sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường niệu. Mặc dù bệnh lý này không có triệu chứng lâm sàng, nhưng nó sẽ gián tiếp gây nên tình trạng mất cân bằng đường huyết ở thai phụ, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây nhiều tai biến sản khoa như nhiễm toan ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.

  • Ảnh hưởng lâu dài

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với những bà mẹ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ cao trong tương lai có thể mắc đái tháo đường tuýp 2 hoặc tái mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo. Ngoài ra, các vấn đề về tăng cân, béo phì cũng rất dễ gặp phải nếu như không có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho con không?

  • Tăng trưởng quá mức và thai to

Bà mẹ mang thai khi bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng vận chuyển đường vào thai, kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng khiến thai phát triển quá mức.

  • Hạ đường huyết và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân là do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.

  • Hội chứng nguy kịch hô hấp

Trước đây, hội chứng này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Hiện nay, tỷ lệ này đã được giảm xuống nhờ phương pháp đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi. 

  • Các nguy cơ ảnh hưởng khác
  • Dị tật bẩm sinh
  • Vàng da sơ sinh
  • Tử vong ngay sau sinh
  • Tăng hồng cầu
  • Trẻ có nguy cơ béo phì
  • Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2
  • Rối loạn tâm thần - vận động ở trẻ 

>>> GIẢI ĐÁP: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không?

Nên làm gì để ngăn chặn diễn biến nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Ngăn chặn tiểu đường thai kỳ nguy hiểm

Bà mẹ mang thai cần hết sức lưu ý những biện pháp ngăn chặn tiến triển của tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ trước khi mang thai đang gặp phải các vấn đề như: Béo phì, tăng huyết áp, người thân mắc tiểu đường,..... Đều là những nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, trước khi mang thai, nữ giới cần có kế hoạch thăm khám bác sĩ để giúp bạn ra kế hoạch kiểm soát mức đường huyết, đồng thời xây dựng thai kỳ khỏe mạnh.

Đối với phụ nữ đã mang thai hãy ghi nhớ các mốc khám thai định kỳ, đặc biệt từ tuần thai thứ 8 qua các xét nghiệm là bạn có thể biết được mình đang mắc tiểu đường thai kỳ hay không và chủ động kiểm soát được mức đường huyết trong cơ thể.

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ có thể ổn định đường huyết bằng cách kết hợp ăn uống hợp lý, tập thể dục và uống thuốc trong trường hợp có chỉ thị từ bác sĩ. Ngoài ra, người mắc tiểu đường thai kỳ cần thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn theo yêu cầu để được kiểm tra mức glucose và thực hiện các xét nghiệm khác nhau, nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Xét nghiệm đường huyết trong thai kỳ

Để theo dõi mức đường huyết trong thai kỳ, bà mẹ mang thai sẽ được chỉ định xét nghiệm chỉ số HbA1C. Ưu điểm của xét nghiệm này là cho kết quả phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong 4 - 6 tuần trước đó.

Xét nghiệm phòng tránh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Đối với những thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao sẽ được chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đây là phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Lối sống khoa học phòng tránh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm

Lối sống khoa học giúp thai kỳ khỏe mạnh

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong thời gian mang thai 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một phần quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh, sự phát triển của thai nhi chủ yếu phụ thuộc vào các thực phẩm mà người mẹ bổ sung hàng ngày. Ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn cần được xây dựng chặt chẽ hơn, bởi nếu ăn uống không đúng cách có thể khiến đường huyết tăng quá cao hoặc quá thấp, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. 

  • Luyện tập thể dục

Tăng cường vận động không chỉ giúp giữ cho mức đường huyết ở trong giới hạn bình thường mà còn đem đến nhiều lợi ích khác trong khi mang thai và cả sau sinh bao gồm: kiểm soát cân nặng, ngủ ngon hơn, giảm đau lưng, chuột rút khi mang thai, táo bón và đầy hơi.

  • Thăm khám thai kỳ đầy đủ

Việc thăm khám thai định kỳ cũng là yếu tố quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, sớm phát hiện những nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích trong từng giai đoạn của thai kỳ giúp người mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân và thai nhi khỏe mạnh.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn các bà mẹ mang thai đã hiểu hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Và cách phòng tránh nó như thế nào. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các thông tin về tiểu đường thai kỳ trên website Pharmart.vn để trang bị những kiến thức cần thiết phòng ngừa bệnh, giúp thai kỳ khỏe mạnh.

Hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn là nơi cung cấp các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thiết bị y tế. Các sản phẩm đều được phân phối chính hãng và có tem kiểm định của Bộ Y Tế, trang web bán hàng minh bạch với các chính sách đổi trả, hỗ trợ khách hàng đã đăng ký với Bộ Công Thương.

Mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp hotline: 1900 6505 

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan