Tiểu đường là gì? Bệnh có chữa được không?

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
18/07/2023 - 1917 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

Dược sĩ Ngô Anh Thư tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng trường cao đẳng Dược Phú Thọ. Đến nay, chị đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề.

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi bệnh nhân, có thể gây nên những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vậy tiểu đường là gì? Có thể chữa dứt điểm căn bệnh này không? Xem ngay đáp án ở bài viết dưới đây.

Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường còn được biết đến với cái tên khác là đái tháo đường. Đây là một bệnh lý mãn tính, chỉ số đường huyết trong cơ thể người bệnh cao hơn mức bình thường, cụ thể là lớn hơn 125mg/dL. Nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định để giúp chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động. 

Bệnh tiểu đường có 3 loại phổ biến:

  • Tiểu đường tuýp 1: Tuyến tụy không sản xuất insulin. Chiếm  dưới 10% tổng số người bị tiểu đường. Đối tượng thường xuất hiện: người trẻ, vị thành niên, trẻ em.
  • Tiểu đường tuýp 2: Insulin vẫn được sinh ra nhưng tỉ lệ có thể chuyển hóa được glucose rất ít, các tế bào không phản ứng hiệu quả như bình thường ( hiện tượng kháng insulin). Chiếm 90 - 95% tổng số người mắc bệnh. Thường xuất hiện ở những người từ 40 tuổi trở lên.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Giai đoạn mang thai là lúc khả năng nhạy cảm với insulin của mẹ bầu bị giảm đi vì thế mà một số người bị tiểu đường. Bệnh xuất hiện ở phụ nữ mang thai (không phải tất cả). Sau khi sinh, đái tháo đường thai kỳ có thể tự hết.

Tiểu đường là gì

Tiểu đường thai kì xuất hiện ở phụ nữ trong thời gian mang thai

Vì sao bạn bị tiểu đường?

Glucose đóng vai trò là nguồn năng lượng chính để cung cấp năng lượng, duy trì cho các tế bào được hoạt động bình thường. Tuyến tụy trong cơ thể là một bộ phận nằm ở bộ phận tiêu hóa và nội tiết. Đây là nơi sản sinh ra hormone insulin - có vai trò vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Vì thế mà khi thiếu hoặc tuyến tụy không tiết ra được hormone này, đường sẽ vẫn ở lại trong máu làm rối loạn chuyển hóa đường trong máu, làm cho chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường tăng cao hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương đến các cơ quan như tim mạch, thận, mắt, hệ thần kinh...

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân cụ thể dẫn đến tiểu đường vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Di truyền: Trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị đái tháo đường.
  • Lối sống không cân bằng: Chế độ ăn uống và tập luyện không điều độ.
  • Thực đơn sử dụng nhiều thịt đỏ, chất béo xấu, tỉ lệ bột đường cao.
  • Thừa cân béo phì.
  • Mức HDL cholesterol thấp.
  • Huyết áp cao.
  • Sinh con nặng cân...

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường thường diễn ra rất âm thầm, thường bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác, hoặc thậm chí là không có biểu hiện gì. Những người bị đái tháo đường khi mắc bệnh thường xuất hiện một trong những triệu chứng dưới đây:

  • Hay khát nước và đi tiểu thường xuyên
  • Nhanh đói mặc dù vừa ăn xong
  • Sụt cân bất thường
  • Các vết loét lâu lành
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
  • Thị lực giảm

Sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Sụt cân không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết hiệu quả?

Phát hiện sớm đái tháo đường vừa giúp người bệnh gia tăng cơ hội làm chậm sự phát triển của bệnh, ngăn ngừa tối đa những biến chứng. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nào có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu bạn tuân thủ theo liệu trình bác sĩ đưa ra, kết hợp với việc ăn uống và tập luyện đều đặn thì vẫn có thể như người bình thường. 

- Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Không cần kiêng khem bất kỳ món gì. Các món ăn sử dụng ít chất béo, có lượng calo và chất xơ cao. Dùng nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây ít đường hay sữa tách béo, thịt gia cầm. Tinh bột có thể chuyển hóa thành đường nên bạn cần cố định lượng tiêu thụ hàng ngày.

- Xây dựng lịch trình luyện tập thường xuyên: Duy trì các bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, tập yoga, đạp xe,... mỗi ngày khoảng 30 phút. Điều này vừa giúp được chỉ số đường huyết được ổn định và kiểm soát thuận tiện hơn, đồng thời vừa giúp giảm cân, giải tỏa căng thẳng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Mỗi 6 tháng bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, kiểm tra mắt toàn diện một lần để phát hiện sớm và phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

Cần kiểm tra sức khỏe định kì để kiểm soát đường huyết hiệu quả

Cần kiểm tra sức khỏe định kì để kiểm soát đường huyết hiệu quả

- Giải tỏa stress: Căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể làm cho lượng đường trong máu tích tụ dần và tăng cao hơn, trí nhớ giảm dần. Vì vậy, hãy giữ cho tình thần luôn thoải mái, thư giãn nhất có thể và ngủ đủ giấc.

- Không hút thuốc: Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người bình thường. Nếu cần cai thuốc, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn đầy đủ.  

- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn: Những loại đồ uống này sẽ làm cho đường huyết của bạn tăng cao hay tụt xuống thấp đột ngột. Rượu lạnh cũng chứa hàm lượng tinh bột đường cao, vì vậy nếu có sử dụng bạn cần kiểm tra trước chỉ số đường huyết và uống có chừng mực.

Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, phát hiện sớm giúp bạn có thể chủ động kiểm soát diễn tiến của bệnh. Khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường, người bệnh vẫn có thể duy trì một cuộc sống bình thường nếu lập kế hoạch ăn uống, tập luyện đầy đủ cùng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường có nguồn gốc tự nhiên như Gumar Plus, BoniDiabet, Blood Sugar Control… cũng giúp chỉ số đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng. Trong đó, Gumar Plus là dòng sản phẩm được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng. Gọi đến hotline 1900 6505 của nhà thuốc Pharmart.vn để được tư vấn chi tiết nhất.

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan