GIẢI ĐÁP: Những câu hỏi thường gặp về thực phẩm người tiểu đường

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
08/03/2024 - 422 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

TÁC GIẢ

Dược sĩ: Ngô Anh Thư

Dược sĩ Ngô Anh Thư tốt nghiệp chuyên ngành Dược lâm sàng trường cao đẳng Dược Phú Thọ. Đến nay, chị đã có 10 năm kinh nghiệm trong nghề.

Chế độ ăn dành cho người tiểu đường luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy người tiểu đường ăn được gì và không ăn được gì? Dưới đây là những câu hỏi được Pharmart.vn tổng hợp.

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không? 

Đáp: Ăn nhiều đường không bị tiểu đường.

Việc bạn ăn nhiều đường không có nghĩa là bạn sẽ bị tiểu đường. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc ăn nhiều đồ ngọt hay ăn nhiều đường sẽ khiến bạn bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 25% so với những người không có thói quen đó. Ngoài ra, việc ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không còn do khả năng sản xuất insulin của cơ thể, cũng như hiệu quả làm việc của nó. Do vậy, việc bạn ăn nhiều đường chỉ là một yếu tố gián tiếp gây nên bệnh tiểu đường và khiến bệnh phát triển nhanh hơn. 

ăn đường có bi tiểu đường hay không?

Việc ăn nhiều đường không có nghĩa là bạn sẽ bị tiểu đường

Tiểu đường có ăn được chuối hay không? 

Đáp: Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn chuối. 

Chuối là một trong những loại quả có chứa carb, bởi vậy chuối có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên trong thực đơn dành cho người tiểu đường đều khuyên bạn nên ăn uống theo chế độ cân bằng, sử dụng đầy đủ các chất. Bên cạnh carb, trong chuối còn có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,... Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy khi ăn chuối, người tiểu đường chỉ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Nên chọn chuối quả nhỏ hoặc chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. 
  • Nên ăn chuối gần chín, vẫn còn cứng tay, để hạn chế tăng đường huyết sau ăn. 
  • Ăn chuối kết hợp với sữa chua, các loại hạt,.... 

Tiểu đường có ăn được chuối không

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn chuối với một lượng vừa đủ với thể trạng

Tiểu đường ăn bánh mì được không? 

Đáp. Người tiểu đường có ăn được bánh mì. 

Thành phần của bánh mì có chứa nhiều carbohydrate, bột mì, đường và bơ. Đó có lẽ là lý do nhiều người tiểu đường luôn băn khoăn không biết bệnh tiểu đường có ăn bánh mì được không? Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng bánh mì được làm từ từ ngũ cốc nguyên hạt. Loại bánh mì này giàu chất xơ nên thường sẽ là lựa chọn tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường.

Tiểu đường có ăn được bánh mì không

Người bị tiểu đường có thể ăn bánh mì nguyên cám thay cho bánh mì trắng

Tiểu đường ăn bắp được không? 

Đáp: Tiểu đường có thể ăn được bắp ngô. 

Tuy bắp là loại thực phẩm được xếp vào nhóm chứa tinh bột với chỉ số đường huyết cao, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận trong bắp có rất nhiều chất dinh dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng có trong bắp như chất xơ, sắt, vitamin A và vitamin B6,.. rất tốt trong việc duy trì sức khỏe cho người tiểu đường. Vì vậy mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng 1/2 chén ngô và tránh sử dụng thường xuyên là được. 

Tiểu đường có được ăn bắp không?

Người bị tiểu đường có thể ăn 1/2 chén bắp trong khẩu phần ăn

Bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không? 

Đáp: Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn mì tôm. 

Mì tôm là một loại đồ ăn nhanh được khá nhiều người yêu thích và sử dụng, trong đó có cả bệnh nhân bị tiểu đường. Trên thị trường hiện nay, hầu hết các sản phẩm mì tôm đều được chiên qua dầu nên sẽ bị mất hết chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các chất béo chuyển hóa có trong mì tôm có thể khiến cơ thể mất dần lượng cholesterol tốt và thay thế bằng lượng cholesterol xấu. Vì vậy, mì tôm hoàn toàn không tốt cho người bị bệnh tiểu đường. 

tiểu đường có được ăn mì tôm không

Người tiểu đường không nên ăn mì tôm và các loại đồ ăn nhanh

Tiểu đường ăn được bún không? 

Đáp: Người bị tiểu đường có thể ăn được bún. 

Theo một kết quả nghiên cứu của các bác sĩ trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, bún tươi là loại thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết thấp. Vì vậy người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được bún. Tuy nhiên khi ăn bún, người bị tiểu đường cần hạn chế sử dụng chung với các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, heo, cừu,...). Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng không nên sử dụng bún thường xuyên, chỉ nên sử dụng khoảng vài lần một tuần.

Tiểu đường có ăn được bún tươi không

Bún tươi có thể sử dụng cho người tiểu đường

Tiểu đường có ăn được sữa chua không? 

Đáp: Tiểu đường có thể ăn được sữa chua.

Đối với những bệnh nhân tiểu đường, sữa chua là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích và không gây hại nhiều đến sức khỏe. Lượng đường có trong sữa chua tương đối thấp và không có khả năng gây tăng đường huyết. Vì vậy người bị tiểu đường chỉ cần lưu ý một chút khi kết hợp sữa chua với chế độ ăn uống hàng ngày. Về lợi ích, sữa chua giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó một nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, người ăn sữa chua thường xuyên có thể giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Tiểu đường có ăn được sữa chua không

Tiểu đường có thể sử dụng sữa chua

Tiểu đường có ăn được sữa chua có đường không? 

Đáp: Người bị tiểu đường không nên ăn sữa chua có đường. 

Như đã chia sẻ ở trên, sữa chua là loại thực phẩm có lợi dành cho tất cả mọi người, kể cả bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết sau khi ăn, người bệnh cần sử dụng sữa chua không đường hoặc sữa chua tách béo đề không làm ảnh ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết cũng như sức khỏe của mình. 

Tiểu đường có được ăn sữa chua có đường không

Người bị tiểu đường không nên ăn sữa chua có đường

Tiểu đường có ăn được sữa chua nếp cẩm không? 

Đáp: Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn sữa chua nếp cẩm nhưng cần hạn chế. 

Tuy sữa chua là loại thực phẩm tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường nhưng nếp cẩm lại không như vậy. Nếp cẩm là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao không kém gì các món ăn từ lúa gạo. Vì vậy nếu người bệnh tiểu đường muốn sử dụng sữa chua nếp cẩm thì chỉ nên ăn khoảng 45% - 60% khẩu phần ăn để đảm bảo đủ chất nhưng vẫn tuân thủ chế độ ăn dành cho người tiểu đường.

Tiểu đường có ăn được sữa chua nếp cẩm không

Người bị tiểu đường cần hạn chế ăn sữa chua nếp cẩm

Tiểu đường có ăn được bí xanh không? 

Đáp: Tiểu đường có thể ăn được bí xanh. 

Bí xanh được coi là một loại thực phẩm rất lý tưởng với những người mắc bệnh tiểu đường. Trong bí xanh có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có công dụng tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, quả bí xanh còn có lượng chất béo cực thấp nến các món ăn làm từ bí xanh có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. 

Tiểu đường có ăn được bí xanh không

Bí xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất hiệu quả

Tiểu đường có ăn được hạt điều không? 

Đáp: Tiểu đường có thể ăn được hạt điều. 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong 100g nhân hạt điều có chứa 550 - 600 Kcal và 18% - 20% lượng đạm. Bên cạnh đó trong hạt điều còn có axit béo Oleic có lợi cho tim mạch. Lượng chất béo có trong hạt điều nằm ở mức an toàn, nên loại hạt này còn có thể giúp người bệnh tiểu đường giảm cân hiệu quả. Vì vậy người tiểu đường có thể sử dụng hạt điều vào các bữa ăn nhẹ để dễ dàng kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ béo phì. 

Tiểu đường có ăn được hạt điều không

Ngưởi tiểu đường có thể sử dụng hạt điều trong các bữa ăn nhẹ

Tiểu đường có ăn được thịt bò không?  

Đáp: Người bị tiểu đường có thể ăn thịt bò với một lượng vừa phải. 

Chế độ ăn của người tiểu đường luôn khuyến khích người bệnh ăn đầy đủ chất tuy nhiên tỷ lệ các chất trong thực đơn cần phù hợp với bệnh. Thịt bò là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thịt bò có cả chất béo bão hòa và không bão hòa, bởi vậy sử dụng thịt bò người tiểu đường rất dễ tăng cân. Tuy vậy, thịt bò vẫn có những thành phần dinh dưỡng có lợi cho người tiểu đường như: 

  • Chứa nhiều axit linoleic giúp quá trình đường hóa thuận lợi. 
  • Có axit béo giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và ngăn chặn các biến chứng tim mạch. 

Vì vậy khi người tiểu đường sử dụng thịt bò, bạn nên sử dụng ban ngày, ăn thịt bò thái mỏng và không mỡ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết lượng bò nên ăn phù hợp với thể trạng của mình hiện tại.

Tiểu đường có ăn được thịt bò không

Người tiểu đường có thể ăn được thịt bò nhưng cần kiểm soát lượng ăn

Tiểu đường có ăn được dứa không? 

Đáp: Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn dứa. 

Quá dứa có chứa rất nhiều dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng. Bởi vậy đây là một loại quả có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe của con người, kể cả người mắc bệnh tiểu đường. Một số lợi ích của dứa như: kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng dứa tươi hay nước ép dứa nguyên chất không đường. 

tiểu đường có ăn được dứa không

Tiểu đường có thể ăn dứa hoặc uống nước ép dứa không đường

Tiểu đường có ăn được đậu phụ không? 

Đáp: Đậu phụ là loại thực phẩm được khuyến khích cho người tiểu đường. 

Đậu phụ là thực phẩm có chứa rất nhiều dinh dưỡng như canxi, magie,... đây đều là những chất có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và có lợi cho sự phát triển của răng, xương cũng như tăng hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu. Bên cạnh đó đậu phụ còn có công dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ phòng các bệnh tim mạch và hỗ trợ giảm béo hiệu quả. Bởi vậy người bị tiểu đường có thể sử dụng đậu phụ và kiểm soát lượng ăn hàng ngày. 

tiểu đường có ăn được đậu phụ không

Đậu phụ là loại thực phẩm được khuyến khích cho người tiểu đường

Tiểu đường có ăn được quýt không? 

Đáp: Tiểu đường có thể bổ sung quýt vào chế độ ăn hàng ngày. 

Quýt đã được chứng minh là loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Bởi quýt không chỉ giúp người bệnh hạ đường huyết mà còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin. Thêm vào đó, quả quýt còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp hỗ trợ dung nạp glucose, hạn chế gây ảnh hưởng đến mạch máu. Ăn quýt còn có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm cân, góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.

tiểu đường có ăn được quýt không 

Người bị tiểu đường hoàn toán có thể bổ sung quýt vào chế độ ăn hàng ngày

Hy vọng những câu hỏi đáp mà hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn tổng hợp trên đây sẽ giúp người tiểu đường dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn cho mình. Bên cạnh tuân thủ chế độ ăn uống hàng ngày, người tiểu đường cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường như: Gumar Plus, Advanced Glucose, BoniDiabet,... Trong đó Gumar Plus sản phẩm được chứng minh giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Đừng quên có chế độ nghỉ ngơi cũng như luyện tập hợp lý để có thể hạn chế bệnh tiểu đường tiến triển nhé. 

Hộp 120 viên

650.000đ
450.000đ/ hộp
28 đánh giá

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan