HỎI ĐÁP: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền

Bài viết có: 0 từ - thời gian đọc: 0 phút
04/11/2022 - 3606 Lượt xem
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

TÁC GIẢ

Bác sĩ: Lê Minh Hằng

Bác sĩ Lê Minh Hằng - Cố vấn chuyên môn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Hệ thống Nhà thuốc Pharmart.vn.

Tiểu đường thai kì đang trở thành bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ có thai, vì vậy việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết. Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền? Được thực hiện như thế nào? Pharmart.vn xin giải đáp cho mẹ bầu qua bài viết dưới đây!

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ hay còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ, thường gặp ở những mẹ bầu có chỉ số đường huyết tăng cao vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể sản xuất hormone nhau thai để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, nhưng lại gây ức chế lên Insulin, làm cơ thể không chuyển hóa được đường trong máu, khiến đường huyết tăng.

Những phương pháp giúp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

 Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể phát hiện được khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Hiện nay đang có hai phương pháp được sử dụng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu, đó là:

Phương pháp xét nghiệm 1 bước:

Tại cơ sở y tế, mẹ bầu sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT):

- Bước 1: Lấy mẫu máu xét nghiệm lần 1 lúc đói.

- Bước 2: Mẹ bầu sẽ được uống khoảng 200ml nước đường khan (75g glucose) trong khoảng 3 - 5 phút.

- Bước 3: Lấy mẫu máu xét nghiệm lần 2 sau 1 giờ uống.

- Bước 4: Lấy mẫu máu xét nghiệm lần 3 sau 2 giờ uống.

Kết quả sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose ở mẹ bầu bình thường là:

- Đường huyết lúc đói 92 mg/dl (5,1 mmol/l)

- Đường huyết sau 1 giờ 180 mg/dl (10,0 mmol/l)

- Đường huyết sau 2 giờ 153 mg/dl (8,5 mmol/l)

Nếu chỉ số đường huyết của mẹ bầu sau khi thực hiện nằm trong khoảng nêu trên thì tức là mẹ đang hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần phải lưu ý đến chế độ ăn vì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ vẫn có thể xảy ra ở cho tới tam cá nguyệt thứ 3.

Một số lưu ý cho mẹ bầu trước khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước:

- Ba ngày trước khi xét nghiệm nên ăn chế độ ăn giàu tinh bột (ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đỗ…)

- Không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) trong vòng 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.

- Nhịn ăn uống trong vòng 8 - 14 tiếng trước khi làm xét nghiệm và trong vòng 2 tiếng làm xét nghiệm.

 Lựa chọn phương pháp xét nghiệm 1 bước là phương pháp phổ biến hơn.

Lựa chọn phương pháp xét nghiệm 1 bước là phương pháp phổ biến hơn.

Phương pháp xét nghiệm 2 bước:

Ở phương pháp này, mẹ bầu sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống hai lần.

- Lần 1: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với 50g glucose uống trong vòng 5 phút.  Sau đó 1 giờ mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu để đo đường huyết, nếu kết quả nằm trong khoảng 130 - 140 mg/dL (7,2 - 7,8 mmol/L), thì mẹ bầu sẽ tiếp tục thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống lần 2.

- Lần 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với 100g glucose/300ml nước uống trong khoảng 5 phút. Sau đó lại tiếp tục lấy mẫu máu xét nghiệm tại thời điểm sau uống 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.

Theo ”Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường″ của Bộ Y Tế, nếu phải thực hiện cả 2 lần nghiệm pháp dung nạp glucose, sẽ có 4 kết quả chỉ số đường huyết:

 

Tiêu chí chẩn đoán Carpenter/Coustan

Tiêu chí chẩn đoán National Diabetes Data Group

Đường huyết lúc đói

95 mg/dL (5,3 mmol/L)

105 mg/dL (5,8 mmol/L)

Ở thời điểm 1 giờ

180 mg/dL (10,0 mmol/L)

190 mg/dL (10,6 mmol/L)

Ở thời điểm 2 giờ

155 mg/dL (8,6 mmol/L)

165 mg/dL (9,2 mmol/L)

Ở thời điểm 3 giờ

140 mg /dL (7,8 mmol/L)

145 mg/dL (8,0 mmol/L)

Mẹ bầu được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ khi có ít nhất 2 trong 4 giá trị xét nghiệm đường huyết bằng hoặc vượt quá các ngưỡng nêu trên.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi thực hiện phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước:

- Ở lần 1: Mẹ bầu không cần thay đổi chế độ ăn trước khi xét nghiệm và không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

- Ở lần 2:

  • Nhịn ăn uống trong vòng 8 - 14 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Không được ăn uống trong khoảng thời gian chờ lấy mẫu giữa các lần.

Khi nào nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là khoảng cuối tam cá nguyệt thứ hai, tức là ở tuần từ 24 - 28. Nếu mẹ bầu đã có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước thì nên báo với bác sĩ theo dõi ngay từ thời gian đầu mang thai để được xét nghiệm sớm và theo dõi và có phương pháp kiểm soát bệnh phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

 Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào cơ sở vật chất và gói xét nghiệm mẹ bầu chọn để thực hiện, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ giao động từ 80.000 - 300.000 đồng.

Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào yếu tố nào

Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Địa điểm xét nghiệm và cơ sở vật chất 

Nếu mẹ bầu lựa chọn những địa điểm xét nghiệm lớn, có cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế thì chi phí xét nghiệm nói chung thường cao hơn. Tuy nhiên, đi kèm với chi phí cao thì chất lượng tại những địa điểm này thường tốt hơn, được đảm bảo hơn với đội ngũ y tế có kinh nghiệm và chuyên nghiệp.

Phương pháp xét nghiệm

Như đã nêu trên, có hai phương pháp để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, do đó nếu lựa chọn phương pháp khác nhau thì giá thành cũng khác nhau. Với phương pháp xét nghiệm 1 bước thường có giá thành rẻ hơn, dao động từ 50.000 - 100.000 đồng, còn đối với phương pháp xét nghiệm 2 bước thì giá thành cao hơn, sẽ rơi vào khoảng 100.000 - 300.000 đồng.

Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ nằm trong gói khám thai tổng quát, nên nếu mẹ bầu mua theo gói xét nghiệm ngay từ thời gian đầu mang thai sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với thực hiện xét nghiệm độc lập.

Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nếu dùng bảo hiểm y tế

 Bảo hiểm  y tế có chi trả cho xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không?

Bảo hiểm  y tế có chi trả cho xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không?

Theo Điều 23,  Luật bảo hiểm y tế: “Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị” sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế. Vì vậy, nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo định kỳ trong gói khám thai thì sẽ không được chi trả bảo hiểm y tế.

Còn nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ với sự chỉ định của bác sĩ để nhằm mục đích điều trị, thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ được bảo hiểm y tế chi trả. Mức chi trả sẽ tùy thuộc vào tuyến khám bệnh:

- Bảo hiểm chi trả 100% nếu khám đúng tuyến tại trung tâm y tế xã, phường.

- Bảo hiểm chi trả khoảng 60 - 70% nếu khám ở tuyến huyện, tỉnh.

- Bảo hiểm chi trả khoảng 40% nếu thực hiện khám ở tuyến trung ương.

Vì vậy, trước khi thực hiện thăm khám và làm xét nghiệm, mẹ bầu có thể hỏi nhân viên y tế về việc sử dụng bảo hiểm để được tư vấn chính xác nhất. 

Trên đây là giải đáp của Pharmart.vn cho câu hỏi “Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?”, hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin cần thiết cho mẹ bầu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tiểu đường thai kỳ và dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, xin vui lòng liên hệ qua hotline 19006505 để được Bác sĩ, Dược sĩ của Hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn tư vấn!

(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)

Pharmart.vn tổng hợp

Ảnh: Sưu tầm internet

Pharmart cam kết
  • Vận chuyển toàn quốc
  • Hỗ trợ đổi trả trong vòng 30 ngày
  • Sản phẩm chính hãng 100%
Sale Support HN/HCM: (024/028) 7779 6505

Các tin liên quan